Ấn Độ hỗ trợ Quảng Nam hoàn thiện trùng tu khu đền tháp Mỹ Sơn
JICA hỗ trợ huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) xúc tiến dự án phát triển chuỗi giá trị cho tỏi Sanuki Ngày 03/11, UBND tỉnh Nghệ An cùng lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương liên quan đã có buổi tiếp, làm việc với Đoàn chuyên gia Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đến làm việc tại Nghệ An về Dự án khảo sát xác minh kinh doanh SDGs với Khu vực tư nhân để phát triển chuỗi giá trị cho tỏi Sanuki, thành công của dự án sẽ góp phần phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo cho bà con đồng bào vùng cao huyện biên giới Kỳ Sơn. |
Quảng Ngãi phấn đấu đến năm 2025, ổn định cho 6.457 hộ vùng thiên tai di dân tự do UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành tại Quyết định số 171/KH-UBND về Chương trình bố trí dân cư vùng thiên tai trung hạn và hằng năm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu đặt ra là thực hiện bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai cho 6.457 hộ, phấn đấu đến năm 2025, cơ bản không còn tình trạng di dân tự do với tổng kinh dự kiến hơn 294 tỷ đồng. |
Ngày 20/12, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức lễ tổng kết, bàn giao dự án trùng tu nhóm tháp K, H, A tại khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam).
Nhóm tháp A tại Khu đền tháp Mỹ Sơn trước khi được trùng tu (Ảnh: Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn). |
Dự án được khởi công từ năm 2017 theo Bản ghi nhớ ngày 28/10/2014 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ấn Độ về việc “Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Khu đền tháp Mỹ Sơn”. Dự án được các bên tuân thủ nguyên tắc trùng tu khảo cổ học, đề cao bảo tồn yếu tố gốc, tái định vị gia cố, gia cường là chính, những khối xây mới bổ khuyết để bảo vệ những khối nguyên gốc cũng chỉ ở mức độ giới hạn cho phép và tạo được sự khác biệt giữa mới và cũ.
Qua 6 năm triển khai, ngoài kết quả đạt được trong việc gia cố, tạo ổn định các công trình kiến trúc, dự án cũng đã mở rộng không gian du lịch, cảnh quan, giúp không gian di sản rộng mở, các nhóm tháp sau trùng tu đã tạo sự mới lạ, hấp dẫn, trở thành điểm đến không thể thiếu trong hành trình khám phá di sản của du khách.
Dự án được Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) và các chuyên gia của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đánh giá tốt, khắc phục được tình trạng hư hỏng, xuống cấp của các di tích, góp phần phục hồi, hoàn thiện không gian kiến trúc Khu đền tháp Mỹ Sơn.
Nhóm tháp A được trùng tu và mở cửa đón khách tham quan (Ảnh: K.L). |
Bên cạnh việc trùng tu, gia cố, hồi sinh các công trình kiến trúc thuộc 3 nhóm tháp A, H, K, quá trình tôn tạo cũng đã phát hiện 734 hiện vật các loại, trong đó có tượng thần bằng đá phát hiện ở khu tháp A, bức phù điêu trong lòng tháp A13 tương đối khác lạ so với các công tình kiến trúc được điêu khắc trong lòng tháp của kiến trúc Champa, đặc biệt là đài thờ Linga - Yoni liền khối lớn nhất Việt Nam được công nhận Bảo vật quốc gia.
Đặc biệt, dự án cũng đã tiếp tục đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề (có thời điểm hơn 100 công nhân trên công trường), tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm tại địa phương.
Theo ông Phan Hộ, Giám đốc Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn Phan Hộ, quá trình thực hiện dự án đã góp phần nâng cao năng lực về quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện xây dựng và hình thành lực lượng công nhân lành nghề về bảo tồn di tích. Đồng thời, thành công của dự án là bằng chứng sinh động về tình đoàn kết, hữu nghị và sự hợp tác đầy hiệu quả của Chính phủ và nhân dân 2 nước Việt Nam - Ấn Độ.
Ông Subhash Prasad Gupta, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam cho rằng, Dự án bảo tồn, tôn tạo khu đền tháp Mỹ Sơn là một biểu tượng cho nỗ lực chung giữa 2 quốc gia nhằm bảo vệ khu di sản. Từ sự thành công này, Chính phủ Ấn Độ cam kết tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo nhóm tháp F Mỹ Sơn và khu Phật viện Đồng Dương (Thăng Bình) cũng như tháp Nhạn (Phú Yên) trong thời gian tới.