Ấn Độ đang giải quyết 180 tỷ USD nợ xấu bằng cách nào?
Động thái này của Ấn Độ diễn ra sau khi Thống đốc Urhit Partel bị chỉ trích là thiếu nhạy bén khi để Thủ tướng Narendra Modi ra quyết định thu hồi 86% lượng tiền mặt trong nước để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
Trước đó, tình hình giải quyết nợ xấu của Ấn Độ gặp nhiều khó khăn do phía ngân hàng không đồng ý giảm giá trị tài sản còn doanh nghiệp thì không muốn đàm phán các điều khoản để mất quyền soát công ty khi hãng nợ chồng chất.
Bởi vậy, những quy định mới ra đời cho phép RBI thành lập các đoàn kiểm tra nợ xấu của những ngân hàng và buộc họ phải giảm giá trị khoản tài sản cho vay cũng như phòng chống các hành vi tiêu cực.
Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn của 1 số ngân hàng lớn tại Ấn Độ (%)
Ngân hàng trung ương cũng dự định thành lập một ban riêng để giải quyết 60 khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại trong 9 tháng tới. Phía RBI kỳ vọng có thể giải quyết triệt để được 100 vụ nợ xấu từ nay đến năm 2018.
Đối với Thủ tướng Modi, giải quyết nợ xấu là vấn đề sống còn để khôi phục nền kinh tế lớn thứ 3 tại Châu Á, thúc đẩy tín dụng, gia tăng việc làm và nâng cao tăng trưởng trước cuộc bầu cử vào năm 2019.
Bộ trưởng tài chính Arun Jaitley cho biết những ngân hàng quốc doanh tại Ấn Độ hiện đang gặp rất nhiều khó khăn khi ghi bút toán giảm các khoản nợ xấu và chính phủ nước này có thể bơm lượng tiền mặt thu về từ cuộc kiểm soát tiền mới đây để hỗ trợ họ. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngành ngân hàng Ấn Độ hiện nay là 9%.
BT