Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, Việt Nam sẽ hưởng lợi?
EU sẽ đưa thuế suất cho gạo Việt Nam về 0% sau 3 - 5 năm Liên minh châu Âu (EU) sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm, điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU. |
Bangladesh mua hàng trăm ngàn tấn gạo từ Việt Nam Bangladesh sẽ nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn gạo trong thời gian tới, trong đó Việt Nam và Ấn Độ là hai bạn hàng lớn nhất của quốc gia Nam Á này. |
Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 40% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu cho hơn 150 quốc gia), vừa đưa ra quyết định cấm xuất khẩu gạo tấm - một động thái được cho là sẽ gia tăng sức ép lên thị trường gạo ở châu Á.
Ấn Độ quyết định hạn chế xuất khẩu gạo nhằm kiểm soát giá gạo trong nước (Ảnh: Rajendra Jadhav/Reuters) |
Ấn Độ gây khó cho Philippines và Indonesia
Hiện gạo của Ấn Độ được chia ra làm 3 nhóm chính, bao gồm: tấm, Basmati và các loại khác. Ấn Độ đang cấm xuất khẩu gạo tấm, là loại gạo chất lượng thấp, thường được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo hãng tin CNBC, Chính phủ Ấn Độ đã hạn chế việc xuất khẩu gạo tấm và đánh thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại gạo bắt đầu từ ngày 9/9 nhằm mục đích “kiểm soát giá gạo trên thị trường nội địa”.
Năm 2021, Ấn Độ đã xuất khẩu hơn 21,5 triệu tấn gạo, nhiều hơn tổng số lô hàng gạo xuất khẩu đến từ bốn quốc gia xuất khẩu gạo lớn khác là Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Hoa Kỳ cộng lại, hãng tin Reuters đưa tin.
Tuy nhiên, sản lượng gạo xuất khẩu tính đến ngày 2/9 năm nay đã giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước tình hình thời tiết không thuận lợi làm ảnh hưởng đến việc thu hoạch lúa của người dân. Đầu năm 2022, quốc gia Nam Á này cũng đã hạn chế xuất khẩu lúa mì và đường để kiểm soát giá nội địa tăng cao gây ra bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến thị trường lương thực toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Sản lượng gạo thu hoạch của Ấn Độ sụt giảm do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết (Ảnh: CNBC) |
Theo phân tích của các chuyên gia lương thực châu Á, Philippines và Indonesia sẽ là 2 nước chịu tác động lớn nhất lệnh cấm này của Ấn Độ.
Là nhà nhập khẩu ròng hàng hóa lớn nhất châu Á, gạo và các sản phẩm từ gạo chiếm 25% thị phần trong tổng CPI lương thực của cả nước, chiếm tỷ trọng cao nhất trong khu vực châu Á. Trong khi đó, mức lạm phát ở nước này đạt 6,3% trong tháng 8/2022, cao hơn mức dự kiến của Ngân hàng trung ương Philippines từ 2-4%. Do đó, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ được cho là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế và lương thực của quốc gia Đông Nam Á này.
Tương tự, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ cũng sẽ gây bất lợi cho Indonesia khi quốc gia này phụ thuộc vào khả năng nhập khẩu với 2,1% nhu cầu tiêu thụ gạo. Theo công ty tư vấn Statista, gạo chiếm khoảng 15% mức CPI lương thực ở Indonesia.
Cơ hội cho gạo Việt Nam tăng tốc
Tuy nhiên, tình hình có sự khác biệt khi Thái Lan và Việt Nam lại là hai quốc gia có nhiều khả năng sẽ có lợi từ lệnh cấm này của Ấn Độ. Nhờ vị thế là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới, hai nước Đông Nam Á này hiển nhiên trở thành lựa chọn thay thế phù hợp nhất cho các quốc gia đang tìm cách lấp đầy khoảng trống thiếu hụt lượng gạo nhập khẩu do ảnh hưởng bởi lệnh cấm của Ấn Độ.
Theo một báo cáo do công ty nghiên cứu Global Information công bố vào tháng 7/2022, tổng sản lượng gạo của Việt Nam đạt khoảng 44 triệu tấn vào năm 2021, và xuất khẩu đã giúp mang lại 3,133 tỷ USD cho quốc gia này. Còn dữ liệu từ Statista cho thấy, Thái Lan sản xuất 21,4 triệu tấn gạo vào năm 2021, tăng 2,18 triệu tấn so với năm trước.
Với sự gia tăng xuất khẩu và lệnh cấm của Ấn Độ gây áp lực lên giá gạo, giá trị xuất khẩu gạo nói chung sẽ tăng lên và hai quốc gia này sẽ được hưởng lợi từ đó.
"Bất kỳ ai hiện đang nhập khẩu gạo từ Ấn Độ sẽ tìm cách nhập khẩu nhiều hơn lượng gạo thiếu hụt từ Thái Lan và Việt Nam", chuyên gia kinh tế Sonal Varma thuộc Nomura Holdings của Ấn Độ nói.
Trong những ngày qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng, khoảng hơn 30 USD/tấn so với hồi đầu tháng 9/2022 (Ảnh: TTXVN) |
Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cũng cho biết rằng, thị trường lúa gạo Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực.
Mặt hàng tăng giá chủ yếu là gạo trắng vì đây là nhóm sản phẩm Ấn Độ áp thuế 20% để hạn chế xuất khẩu. Đây chính là điều kiện thuận lợi giúp kéo thị trường gạo nội địa tăng lên, từ đó giúp người nông dân bán được giá cao hơn và bù đắp phần nào chi phí sản xuất tăng mạnh trong thời gian qua.
“Tuy nhiên, hiện Việt Nam cũng không còn nhiều gạo để xuất khẩu, chỉ khoảng 1 - 1,4 triệu tấn. Việc tăng giá gạo lần này có ý nghĩa về lâu dài, đặc biệt là với vụ đông xuân sắp tới”, ông Đỗ Hà Nam nhận định.
Bản tin kinh tế của VTV Digital hôm 18/9 cho biết, trong thời gian gần đây, nhiều thương nhân Trung Quốc hỏi mua gạo tấm của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An. Mặc dù chuyên cung cấp gạo trắng thơm, nhưng theo đại diện doanh nghiệp cũng là tín hiệu tích cực nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đang đón nhận. "Để đáp ứng cho các khách hàng, hiện Việt Nam không tồn hàng nhiều nên tùy theo tình hình, giá cả buôn bán để đàm phán chứ không phải khách hàng đến Việt Nam nhiều mà chúng ta bán ồ ạt. Đây cũng là một trong các vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xem xét vấn đề này", ông Phạm Thái Bình, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An chia sẻ. Ông cũng cho biết thêm, do thiếu hụt nguồn cung từ phía Ấn Độ nên nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc chuyển hướng tìm nguồn cung gạo tấm của Việt Nam để phục vụ nhu cầu từ nay đến Tết. |
Việt Nam hỗ trợ giải quyết "cơn đau đầu" về lương thực của châu Phi Mỗi năm, châu Phi nhập khẩu khoảng 12-13 triệu tấn gạo và Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn cho châu Phi. |
Thái Lan - Việt Nam thống nhất thỏa thuận hợp tác tăng giá lúa gạo Gần đây, báo chí Thái Lan đã đăng tải tin tức về việc Bộ Nông nghiệp nước này đã đạt thỏa thuận với Việt Nam về việc tăng giá gạo xuất khẩu. |