9.000 suất bún bò Huế vào thực đơn trường học Nhật Bản
Nhật Bản: Việt Nam là đối tác chiến lược mở rộng, có chung lợi ích Phát biểu tại cuộc họp báo ở Tokyo ngày 28/4, một quan chức của Chính phủ Nhật Bản cho biết Thủ tướng Kishida sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 30/4 đến 1/5. |
Gần 400 lưu học sinh Lào đón Tết cổ truyền Bunpimay trên đất Cố đô Huế Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các trường cao đẳng và đại học trên địa bàn vừa tổ chức lễ đón mừng năm mới Bunpimay 2022 với nhiều hoạt động ý nghĩa cho gần 400 lưu học sinh Lào đang sinh hoạt và học tập tại Cố đô Huế. |
Hậu Covid-19: Huế đón đoàn du khách caravan lớn nhất Tỉnh Thừa Thiên Huế đang đón đoàn caravan (khách du lịch đường bộ bằng xe ô tô) xuyên Việt lớn nhất sau dịch Covid-19 với 250 du khách. |
Lần đầu tiên, thực đơn bữa trưa của các em học sinh Nhật Bản có một món đặc sản đến từ miền Trung của Việt Nam.
Đó là 9.000 suất bún bò Huế được chế biến để phục vụ các em học sinh thuộc khối tiểu học và trung học cơ sở tại Saijo - một thành phố thuộc tỉnh Ehime (Nhật Bản).
Món bún bò Huế xuất hiện trong thực đơn bữa trưa của học sinh Nhật Bản. Ảnh: Fuji News Network |
Truyền thông của xứ sở Mặt trời mọc những ngày qua đã hào hứng đưa tin về món đặc sản của cố đô Huế được chế biến từ nguyên liệu chính là bột gạo và thịt bò khiến tất cả các em học sinh đều cảm thấy ngon miệng sau khi được thưởng thức món ăn “lạ mắt và lạ miệng” này.
“Món ăn này thật sự rất ngon, dù hơi cay một chút”, một nữ sinh tiểu học nói với phóng viên sau khi dùng xong suất ăn của mình.
“Với em thì món ăn này trông giống như món mì ramen. Ước gì em có thể được thưởng thức món bún bò Huế này thường xuyên”, một học sinh khác bày tỏ.
Cô bé mô tả Bún bò Huế có những sợi bột mềm và ngon như món mì Udon, loại mì ống Nhật Bản sợi mì dày được làm từ bột mì, thường dùng trong ẩm thực Nhật Bản, ngoại trừ nước dùng có màu cam và “mùi vị thì rất khác với các món ăn của Nhật Bản”.
Học sinh Nhật Bản thích thú thưởng thức mòn ăn đặc sản của cố đô Huế. Ảnh: Ehime Shimbun |
Truyền thông Nhật Bản cho biết, Thị trưởng Toshihisa Tamai mới đây đã đến thăm một trường tiểu học ở Saijo và đã kể cho các em học sinh nghe về Huế, một thành phố thuộc miền Trung của Việt Nam vốn đã xây dựng mối quan hệ hữu nghị với thành phố Saito vào năm 2018. Và để thể hiện tình cảm của mình dành cho Huế, 500 học sinh ở ngôi trường này đã quyết định chọn bún bò Huế để đưa vào thực đơn bữa trưa của mình tại trường.
Hãng tin Yahoo News còn cho biết, bún bò Huế sẽ còn tiếp tục xuất hiện trong thực đơn bữa trưa của 35 trường học khác trên khắp Saijo trong những ngày tới.
“Ý tưởng này được thực hiện nhằm thu hút sự quan tâm của học sinh về thành phố Huế kết nghĩa cũng như giúp các em hiểu sâu hơn về văn hóa của Việt Nam”, một giáo viên chia sẻ.
“Em rất vui khi lần đầu tiên được có cơ hội thưởng thức món ăn Việt Nam. Chắc chắn sẽ có một ngày em đến thăm thành phố Huế”, một nam sinh nói với các phóng viên Nhật Bản.
Thị trưởng Toshihisa Tamai (giữa) cùng đoàn công tác của Nhật Bản đến thăm thành phố Huế năm 2017. Ảnh: HUAF |
Được biết, hai thành phố Saijo và Huế đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu trao đổi trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục trong suốt 4 năm qua với mục đích tăng cường tình hữu nghị và thấu hiểu lẫn nhau.
Thị trưởng Tamai cũng đã từng thăm thành phố Huế vào tháng 5/2021 để cùng thảo luận với chính quyền thành phố Huế những chương trình hợp tác giữa hai địa phương trong thời gian tới.
Mỗi khi nhắc đến bún bò Huế thì người ta thường hay nhắc đến nghề làm bún ở Huế. Và “cái nôi” của nghề làm bún Vân Cù (nay thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) nơi có người phụ nữ tên là cô Bún được cho là người đã tạo ra nghề làm bún.
Có một dạo, dân trong vùng bị mất mùa liên tiếp 3 năm và có những kẻ xấu bụng tung tin rằng, mất mùa là do thần linh quở phạt vì cô Bún đã đem gạo là “hạt ngọc của Trời” ra mà ngâm, mà chà, mà xát, mà nghiến nát ra để làm bún. Thế là cô Bún hoặc phải bỏ nghề làm bún, hoặc sẽ bị trục xuất ra khỏi làng, nhưng cô Bún quyết sống chết với nghề nên chấp nhận ra đi. Vì thương quý cô Bún, có năm thanh niên trai tráng khỏe mạnh nhất trong làng tình nguyện đi theo áp tải cái cối đá làm bún và đưa cô Bún đến vùng đất mới. Cứ thế, đoàn người đi về hướng Đông ven theo sông Bồ. Họ đi mãi cho đến khi người trai làng thứ năm khuỵu xuống với cái cối đá trên vai chính là làng Vân Cù ngày nay. Tại đây, cô Bún lập nghiệp và truyền nghề làm bún cho đến ngày nay. Từ những sợi bún, thêm nước dùng, thịt, chả, rau sống…, dân gian đã tạo thành món bún bò Huế. Ngày nay, bún bò Huế là một trong số 12 món ăn Việt Nam được xác lập Kỷ lục châu Á trong năm 2012 và là một trong 10 đặc sản ẩm thực lọt vào Top đặc sản Việt Nam. (Theo Chiếc thìa Vàng) |
Các dự án Nhật Bản viện trợ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Cà Mau Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tiếp và làm việc với Đoàn công tác Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP HCM đến khảo sát dự án và bàn giao các dự án đã triển khai tại Cà Mau. |
Hội người Việt Nam tại Kumamoto (Nhật Bản) hướng tới xây dựng cộng đồng vững mạnh Lễ ra mắt của Hội người Việt Nam tại Kumamoto (Nhật Bản) vừa diễn ra thành công tốt đẹp tại hội trường lớn của Trung tâm giao lưu quốc tế thành phố Kumamoto. |
Nhật Bản sáng chế "đũa thông minh" giúp người có vấn đề về huyết áp Tin vui cho những người có vấn đề liên quan đến huyết áp khi họ có thể kiểm soát được lượng natri đưa vào cơ thể bằng một thiết bị "đũa thông minh" do các nhà khoa học Nhật Bản phát triển. |