e magazine
7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

07:20 | 27/04/2024

Tắm tượng phật, té nước cầu may, buộc chỉ cổ tay… là những nghi lễ truyền thống được thực hiện tại chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á diễn ra ngày 26/4 tại Hà Nội.

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Tắm tượng phật, té nước cầu may, buộc chỉ cổ tay… là những nghi lễ truyền thống được thực hiện tại chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á diễn ra ngày 26/4 tại Hà Nội.

------------------------------

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Chương trình do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội (HAUFO), Đại sứ quán Lào tại Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng Đại sứ quán Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka tổ chức.

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Sự kiện thu hút sự tham gia của đại diện Đại sứ quán 14 nước tại Việt Nam cùng hơn 250 đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, lưu học sinh các nước đang học tập tại Việt Nam…

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Tết cổ truyền của một số nước châu Á là lễ hội truyền thống đã có từ lâu đời, được tổ chức vào giữa tháng 4 hàng năm. Tại mỗi nước, Tết cổ truyền lại có tên gọi khác nhau như: Lào - “Bun Pi May”, Campuchia - “Chol Chnam Thmey”, Thái Lan - “Songkran”, Myanmar - “Thing Yan”…

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội
Tại buổi lễ, các đại biểu cùng tham gia các nghi lễ truyền thống như: lễ tắm tượng phật…

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

…lễ buộc chỉ cổ tay…

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

…té nước cầu may…

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

…lễ hội sắc màu (holi)…

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Ngoài ra, các đại biểu cũng thưởng thức nhiều tiết mục nghệ thuật truyền thống do các nghệ sĩ Việt Nam cùng cán bộ các đại sứ quán và lưu học sinh của các nước biểu diễn.

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Ngọc Kỳ, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội cho biết, đây là lần thứ 20 chương trình được tổ chức, nhận được sự hưởng ứng không chỉ của các quốc gia châu Á mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới như Cuba, Venezuela… Lễ hội chưa được tổ chức ở bất kỳ quốc gia nào khác cho thấy Hà Nội cũng như Việt Nam là một địa chỉ đáng tin cậy, yêu chuộng hòa bình.

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Gửi lời chúc mừng năm mới an khang, thịnh vượng đến bạn bè quốc tế, ông Nguyễn Ngọc Kỳ hy vọng, những nghi lễ, tiết mục mang đậm màu sắc văn hoá cổ truyền của mỗi nước trong chương trình sẽ giúp các bạn được sống trong không khí của ngày Tết cổ truyền trên quê hương mình.

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Theo Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao, chương trình đã tạo cơ hội cho người dân Việt Nam, người dân thủ đô Hà Nội và bạn bè quốc tế hiểu biết sâu sắc hơn về lễ hội truyền thống, văn hóa lâu đời của các nước châu Á. Nhân dịp này, Đại sứ đã giới thiệu về lễ hội Bunpimay truyền thống của Lào với ý nghĩa xua đi những điều không tốt không lành và chúc tụng, cầu mong cho nhau một năm mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đâm chồi, nảy lộc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và cầu mong cho đất nước thanh bình, thịnh vượng.

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Bạn Khin Kant Kaw (Myanmar), sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết: Đây là lần đầu tiên tôi đón Tết xa nhà. Dù vậy, tôi cảm thấy rất gần gũi bởi văn hóa Việt Nam và Myanmar có nhiều điểm tương đồng. Đối với người Myanmar, Tết cũng là ngày lễ lớn nhất trong năm, là dịp đoàn tụ gia đình. Trẻ em cũng được nhận tiền lì xì và được dạy làm nhiều điều tốt vào những ngày đầu năm mới. Dù có đôi chút nhớ nhà nhưng đón Tết tại Việt Nam vẫn khiến tôi cảm thấy rất ấm áp và hạnh phúc.

7 nước châu Á đón Tết cổ truyền tại Hà Nội

Với 4 lần đón Tết tại Việt Nam, bạn Paphonesouk Mounsurisack (Lào), sinh viên Trường đại học giao thông vận tải cho biết đã coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình. Bạn cũng thấy hào hứng khi được hát và múa các ca khúc quê hương, giới thiệu đến các đại biểu và bạn bè các nước văn hoá và phong tục Lào.

Thực hiện: Mai Anh

Ảnh: Đinh Hòa

Mai Anh

Tin bài liên quan

Đồng bào dân tộc Khmer đóng góp thiết thực vào sự phát triển của thành phố Cần Thơ

Đồng bào dân tộc Khmer đóng góp thiết thực vào sự phát triển của thành phố Cần Thơ

Ngày 11/4, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer.
Những mùa xuân của lưu học sinh Campuchia tại Việt Nam

Những mùa xuân của lưu học sinh Campuchia tại Việt Nam

Xa quê hương, các lưu học sinh Campuchia tại Việt Nam có dịp trải nghiệm cả Tết Nguyên đán của người Việt và Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đất nước mình. Với họ, đây là khoảng thời gian đong đầy cảm xúc mà còn là dịp giao lưu văn hóa đáng nhớ, giúp thêm hiểu biết và gắn kết với bạn bè quốc tế.
Lưu học sinh Campuchia vui Tết Chol Chnam Thmay

Lưu học sinh Campuchia vui Tết Chol Chnam Thmay

Tối 13/4 tại Hà Nội, Trung tâm hỗ trợ đào tạo quốc tế - Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ đón Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay năm 2568 (theo Phật lịch) cho các lưu học sinh Campuchia đang lưu trú, sinh sống tại Trung tâm.

Tin mới

Trao gần 400 triệu đồng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau động đất

Trao gần 400 triệu đồng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau động đất

Ngày 17/4 tại Hà Nội, Đoàn Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar (Hội) do ông Chu Công Phùng, Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam trao số tiền 392.372.084 triệu đồng nhằm hỗ trợ nhân dân Myanmar khắc phục hậu quả trận động đất nghiêm trọng xảy ra ngày 28/3 vừa qua.
Sinh viên Lào, Campuchia vui Tết cổ truyền trong không khí thắm tình hữu nghị

Sinh viên Lào, Campuchia vui Tết cổ truyền trong không khí thắm tình hữu nghị

Tối 15/4, tại Ký túc xá sinh viên Lào tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã diễn ra chương trình Lễ hội Tết cổ truyền Bunpimay (Lào) và Chol Chnam Thmay (Campuchia) năm 2025 với nhiều hoạt động mang đặc trưng văn hóa của nhân dân hai nước.

Tin khác

Sinh viên Việt - Trung: Hiểu biết lẫn nhau từ trải nghiệm văn hoá

Sinh viên Việt - Trung: Hiểu biết lẫn nhau từ trải nghiệm văn hoá

Ngày 15/4 tại Hà Nội, Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội phối hợp với Trung tâm hợp tác giao lưu ngôn ngữ giữa Trung Quốc và nước ngoài (CLEC), Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, Tập đoàn Nhà xuất bản Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây... tổ chức “Ngày tiếng Trung Quốc quốc tế và hoạt động trải nghiệm văn hoá Việt - Trung”.
Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 15/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội) đã diễn ra chương trình “Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc”. Tổng Bí thư Tô Lâm; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự và phát biểu tại Gặp gỡ.
[Ảnh] Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc dự Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

[Ảnh] Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc dự Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 15/4 tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã tổ chức các hoạt động "Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc", Lễ khởi động "Hành trình đỏ nghiên cứu, học tập của thanh niên", Lễ khởi động “Hành trình hợp tác Đường sắt Việt Nam - Trung Quốc” và Triển lãm ảnh "75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc".
Thanh niên Việt - Trung tiếp nối lý tưởng, vun đắp tình hữu nghị

Thanh niên Việt - Trung tiếp nối lý tưởng, vun đắp tình hữu nghị

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội) diễn ra lễ khai mạc Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 24 năm 2025 với chủ đề “Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng”. Sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, "Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung" và nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phiên bản di động