5 thói quen "tốt cho sức khỏe" này thực sự khá "vô dụng" và đã đến lúc bạn ngưng ngay
Tất cả chúng ta đều có những thói quen mà ta tin là vô cùng quan trọng để giữ gìn sức khỏe cũng như bảo vệ cơ thể khỏi những tác động tiêu cực. Trong khi một vài trong số những thói quen ấy như rửa sạch hoa quả trước khi ăn hay chăm chỉ tập thể dục là vô cùng quan trọng thì ngược lại, cũng có những thói quen chả mang lại chút ích lợi gì cả.
Dưới đây là 5 thói quen mà thật sự khá "vô dụng", bạn có thể từ bỏ:
1. Uống vitamin
(Ảnh: buzzfeed)
Những viên vitamin tổng hợp được cho là bổ sung vitamin cho cơ thể bạn không có tác dụng giảm đi những triệu chứng không khỏe của cơ thể hay cải thiện trí nhớ, cải thiện khả năng làm việc của bạn. Một nhóm những nhà khoa học ở Mỹ đã đưa ra kết luận này sau khi làm một cuộc nghiên cứu với sự tham gia của 450.000 người.
Những kết quả khác từ cuộc nghiên cứu này còn chỉ ra rằng viêc sử dụng quá nhiều viên vitamin có thể tác động xấu đến sức khỏe của bạn.
2. Sử dụng những loại gel rửa tay không chứa cồn để diệt vi khuẩn
(Ảnh: buzzfeed)
Những loại gel rửa tay có thể có tác dụng loại bỏ nhiều loại vi khuẩn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi loại gel bạn sử dụng chứa một lượng cồn không dưới 60%. Các loại chất khử trùng tay khác không thể loại bỏ được tất cả các loại vi sinh vật. Chẳng hạn như chúng không hề có tác dụng đối với Norovirus hay cryptosporidia.
Hơn nữa, trong trường hợp tay bạn tiếp xúc với thuốc trừ sâu hay sự ô nhiễm thì gel rửa tay sẽ hoàn toàn vô dụng. Lúc này, việc đơn giản bạn cần làm chỉ là rửa tay là thôi.
3. Làm sạch cơ thể với những chế độ ăn kiêng detox
(Ảnh: buzzfeed)
Chế độ ăn uống detox làm sạch cơ thể đã phát triển rất nhanh và trở thành trào lưu của nhiều chị em trên thế giới dạo 1, 2 năm gần đây. Đơn giản, dễ thực hiện và không tốn kém, lại còn "hứa hẹn" sẽ loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên nhất chính là ưu điểm mà các chị em "rỉ tai" nhau về chế độ ăn này. Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, việc làm sạch các cơ quan trong người thì tự bản thân cơ thể bạn sẽ có những cơ chế nhất định để thực hiện chúng.
Ngoài ra, nếu như thật sự gan hay thận của bạn không hoạt động bình thường thì đó là lúc bạn nên đến bác sĩ để khám chứ không phải là ở nhà uống sinh tố hay các loại cocktail thay thế.
4. Ưa chuộng các sản phẩm gắn mác "sinh học"
(Ảnh: buzzfeed)
Ở nhiều quốc gia, không có bất kỳ yêu cầu hay ràng buộc pháp lý nào để đánh dấu những thực phẩm sinh học giúp bạn nhận ra chúng bằng một hình thức chứng nhận nào đó. Khi bạn vào siêu thị hoặc các trung tâm bán thực phẩm sạch, người ta sẽ dán thêm những cái mác "sinh học" lên sản phẩm (eco, bio) để thu hút khách hàng. Việc làm này chỉ đơn thuần là một cách thức tiếp thị chứ không hề đảm bảo rằng sản phẩm này sạch và tốt hơn những thứ cùng loại không được gắn mác.
Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp, trái cây "sạch", thực phẩm "sạch" không sạch hơn loại bạn đang mua ở ngoài chợ bao nhiêu cả.
5. Chỉ tiêu thụ những sản phẩm có hàm lượng chất béo thấp
(Ảnh: buzzfeed)
Giống như carbonhydrate và protein, cơ thể chúng ta cũng cần chất béo. Do đó, việc chúng ta "cắt cái rụp" những món ăn chứa chất béo ra khỏi thực đơn hằng này không phải là cách tốt cho cơ thể. Giảm chất béo cũng không hề đồng nghĩa với việc bạn giảm được lượng calo vào cơ thể. Trong vài trường hợp, giảm đi chất béo nhưng lại bù đắp bằng lượng đường cao hơn có thể gây hại cho sức khỏe.
(Nguồn: Brightside)
Newben