45 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Thái Lan: nhiều điều đặc biệt, đầu tiên và duy nhất
Quan hệ nhân dân Việt Nam và Thái Lan có triển vọng tươi sáng trong những thập kỷ tới Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành cho rằng: "Sau 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam - Thái Lan ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước. Lãnh đạo và nhân dân hai nước có sự tin cậy cao. Hợp tác song phương đang được phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực đối ngoại nhân dân. Quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Thái Lan có triển vọng rất tươi sáng trong những thập kỷ tới!". |
50.000 kiều bào là hạt nhân vun đắp mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Thái Lan Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao việc cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan luôn đoàn kết, tương thân tương ái, tuân thủ pháp luật sở tại, hòa nhập với nhân dân địa phương xây dựng và phát triển mọi mặt đời sống xã hội, góp phần quan trọng trong việc vun đắp quan hệ hữu nghị giữa hai nước. |
Tham dự hội thảo có: Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam Nikorndej Blankura; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng; Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Thani Thongphakdi; cùng các cựu Đại sứ, các nhà ngoại giao và giảng viên, doanh nhân hai nước.
Hội thảo là dịp điểm lại những thành tựu trong 45 năm hợp tác kể từ ngày Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao. Đồng thời các đại biểu tham dự cũng trao đổi về những lĩnh vực tiềm năng cũng như phương hướng thúc đẩy hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng hai quốc gia và khu vực.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam Nikorndej Blankura cho biết, Việt Nam và Thái Lan là đối tác phát triển bền vững, đối tác khu vực, đối tác vì tương lai. Dịp kỷ niệm 45 năm này là mốc quan trọng trong quan hệ hai nước Việt Nam và Thái Lan.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam Nikorndej Blankura tại hội thảo. |
Phát biểu khai mạc hội thảo, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành bày tỏ sự biết ơn với những nỗ lực của các nhà lãnh đạo tiền bối đã xây dựng và vun đắp cho mối quan hệ hai nước. Đại sứ nhấn mạnh trong 45 năm qua, Việt Nam và Thái Lan đã hợp tác trên mọi lĩnh vực và hiện nay đang cùng nhau chống lại đại dịch COVID-19 toàn cầu. Để phục hồi đất nước, hai bên cần định hình quan hệ hợp tác trong 10-20 năm và có thể trong 45 năm tiếp theo.
Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Thani Thongphakdi cho biết, quan hệ Việt Nam-Thái Lan ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quan hệ nhân dân hai nước và phát triển bền vững. |
Về kinh tế, Việt Nam và Thái Lan nên thúc đẩy kinh tế và hợp tác phục hồi nhanh chóng và bền vững sau đại dịch COVID-10 và tăng khả năng tự cường của nền kinh tế hai nước trước những biến động trong tương lai. Thái Lan đã thông qua mô hình nền kinh tế sinh học tuần hoàn và xanh như một chiến lược phát triển bao trùm. Việt Nam đẩy mạnh chính sách phát triển kinh tế thân thiện với môi trường. Ông Thani Thongphakdi cho biết hai nước có thể tìm hiểu các phương thức để hợp tác trong lĩnh vực này, và có thể là hình mẫu cho các nước khác trong khu vực.
Về quan hệ tác hòa bình bền vững, hai nước đang chủ động thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực. Hai nước có mối quan tâm chung là đảm bảo rằng Đông Nam Á, đặc biệt là tiểu vùng Mekong tiếp tục phát triển thịnh vượng và hòa bình. Hai nước nên đẩy mạnh hợp tác chính sách, tham vấn chiến lược, thúc đẩy những điểm tương đồng giữa hai nước cũng như trong khuôn khổ khu vực và quốc tế như ASEAN, APEC.
Về quan hệ đối tác trong tương lai, để đẩy mạnh nền móng quan hệ song phương, Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan nhấn mạnh rằng chúng ta nên thúc đẩy tình hữu nghị bền chặt hơn và sự hiểu biết lẫn nhau giữa thế hệ trẻ hai nước. Đặc biệt là ủng hộ trao đổi, hợp tác giáo dục và chuyên môn giữa sinh viên, chuyên gia trẻ và doanh nhân hai nước để họ có thể tạo dựng mạng lưới hữu nghị, nâng cao quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Phát biểu dẫn đề hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng cho rằng: "Bộ trưởng Ngoại giao hai nước ký Thông cáo chung chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 8/1976 là dấu mốc quan trọng của hai nước, mở ra một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai quốc gia. Gần nửa thập kỷ qua mối quan hệ đó đã không ngừng được tăng cường và mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Mối quan hệ của chúng ta đã ngày càng mạnh mẽ, đoàn kết và gắn bó hơn".
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại hội thảo. |
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh Việt Nam và Thái Lan có rất nhiều điều đặc biệt, đầu tiên và duy nhất. Thái Lan là nước nước Đông Nam Á duy nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới thăm trên chặng đường từ nước ngoài trở về Việt Nam để gây dựng cách mạng năm 1930. Thái Lan là quốc gia duy nhất mà Chính phủ Việt Nam có cơ chế họp nội các chung cấp Thủ tướng. Đặc biệt Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2013 và sau đó là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược tăng cường năm 2015.
Thái Lan cũng là quốc gia có tốc độ gia tăng thương mại đầu tư nhanh và cao nhất với Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng 35 lần từ 0,5 tỷ đô la Mỹ năm 1995 lên 17,5 tỷ đô la Mỹ năm 2018. Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trao đổi thương mại song phương vẫn đạt gần 16 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 30% tổng giá trị trao đổi thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN. Hai nước nằm trong nhóm thị trường gửi khách du lịch hàng đầu của nhau với mức tăng trung bình 11,5%/năm từ năm 2011-2019. Giao lưu nhân dân hai nước phát triển mạnh mẽ với sự gắn kết về văn hóa, gắn bó về con người, tín ngưỡng Phật giáo, trở thành cầu nối hiệu quả giữa dân tộc.
Bên cạnh đó hai nước cũng tích cực phối hợp chặt chẽ trong cả khuôn khổ song phương và đa phương, phát huy đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN. Đặc biệt hai nước đang nỗ lực hợp tác nâng cao năng lực thích ứng lâu dài và kiểm soát dịch bệnh COVID-19, giải quyết bài toán vaccine hướng tới phục hồi kinh tế bền vững.
Tại hội thảo, Bà Luận Thùy Dương, cựu Đại sứ Việt Nam tại Myanmar chủ trì 2 phiên thảo luận với chủ đề "45 năm hữu nghị và hợp tác" và "quan hệ đối tác chiến lược tăng cường: cùng nhau mạnh mẽ hơn" với sự tham gia của 9 diễn giả. |
Tại phiên thảo luận thứ nhất, các diễn giả nhấn mạnh tầm quan trọng của giao lưu nhân dân trong mối quan hệ hữu nghị hai quốc gia.
Giáo sư Anuson Chivanno, cựu Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam (2011-2013) cho rằng giao lưu nhân dân là lĩnh vực quan trọng nhất cần đẩy mạnh giữa Thái Lan và Việt Nam trong 5 năm tới, khi hai nước kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao. Ông nhấn mạnh cần thúc đẩy hợp tác của hội hữu nghị hai nước, đẩy mạnh giao lưu văn hóa, giáo dục, đào tạo ngôn ngữ. Đặc biệt là trao đổi học sinh trung học giữa hai nước.
Ông Nguyễn Duy Hưng, cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan (2006-2010) cho biết sự đóng góp của cộng đồng người Thái gốc Việt đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ hai nước không chỉ cho sự phát triển kinh tế mà còn là văn hóa, mối quan hệ truyền thống, làm sâu sắc thêm sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
Phiên thảo luận thứ hai, Đại sứ Tanee Sangrat, Vụ trưởng Vụ Thông tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan, cựu Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam (2008-2013) cho biết, Việt Nam có vai trò quan trọng trong xây dựng một Đông Nam Á cân bằng. Vì Việt Nam đã có lịch sử lâu dài và thành công trong thiết lập quan hệ với các cường quốc trong khu vực và thế giới. Việt Nam có mối quan hệ đặc biệt, gần gũi với các nước trong khu vực, có vai trò quan trọng trong thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia khu vực. Thái Lan mong muốn hợp tác với Việt Nam mở rộng các lĩnh vực hợp tác tại Lào, Campuchia. Ông cũng cho rằng Việt Nam là địa chỉ hàng đầu của đầu tư từ Thái Lan. Ngoài những lĩnh vực đã có, hai nước cần đẩy mạnh hợp tác về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Ông Sanan Angubolkul Chủ tịch Phòng Thương mại Thái Lan, Sở Thương mại Thái Lan, Chủ tịch hội hữu nghị Thái Lan-Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thái Lan-Việt Nam cho biết, mục tiêu mới về hợp tác thương mại song phương Việt Nam-Thái Lan năm 2025 là đạt 25 tỷ đô la. Theo ông Sanan Angubolkul, để đạt được mục tiêu đó, nhất là trong bối cảnh bình thường mới, phải có những hoạt động khẩn trương, thiết thực, dễ dàng triển khai.
Ông Sanan Angubolkul Chủ tịch Phòng Thương mại Thái Lan, Sở Thương mại Thái Lan, Chủ tịch hội hữu nghị Thái Lan-Việt Nam chia sẻ tại phiên thảo luận. |
Thái Lan là nhà đầu tư lớn thứ 9 tại Việt Nam. Ông Sanan Angubolkul đánh giá cao sự hỗ trợ của Việt Nam và bày tỏ sẵn sàng chia sẻ thông tin với Việt Nam, hỗ trợ lẫn nhau để chuyển giao kiến thức, công nghệ, thúc đẩy hợp tác công nghiệp, kết nối doanh nghiệp cũng như thúc đẩy hoạt động của Phòng Thương mại Thái Lan tại Việt Nam.
Các đại biểu cũng trao đổi về các lĩnh vực hợp tác khác giữa Việt Nam và Thái Lan như nông nghiệp, khoa học xã hội, đào tạo ngôn ngữ.
Phát động cuộc thi sáng tạo video về quan hệ Thái Lan-Việt Nam trong bình thường mới Ngày 17/8, Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phối hợp tổ chức cuộc thi sáng tạo video "Thai-Vietnamese Friendship in the New Normal" (quan hệ Thái Lan - Việt Nam trong bình thường mới). |
Tăng cường hợp tác giữa cơ quan lập pháp Việt Nam và Thái Lan Ngày 15/8, tại Hà Nội, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam-Thái Lan Phạm Đình Toản đã có buổi tiếp Đoàn đại biểu Hội đồng Lập pháp Quốc gia Vương quốc Thái Lan, do Chủ tịch Hội đồng Pornpetch Wichitcholchai dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Việt Nam. |