40.000 vận động viên tham gia cuộc thi chạy marathon ở thành phố ô nhiễm nhất thế giới
Mỹ-Thổ đạt thoả thuận ngừng bắn tại Syria, ông Trump lại bị tấn công Việt Nam vào TOP 10 điểm nên đến của thế giới năm 2020 Ông Trump cảnh báo "tàn phá" Thổ Nhĩ Kỳ nếu vẫn tấn công Syria |
Một cuộc thi chạy bán marathon Airtel Delhi có số vận động viên đăng ký thi đấu cao kỷ lục kỷ lục là 40.633 sẽ diễn ra vào Chủ nhật 20/10 tại nơi ô nhiễm nhất thế giới - thủ đô New Delhi của Ấn Độ.
New Delhi là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới. |
Nhà tổ chức cuộc thi cho biết đang thực hiện các biện pháp để bảo vệ sức khỏe của các vận động viên tham gia. Theo trang web của ban tổ chức cuộc thi marathon, trước khi cuộc đua bắt đầu vào hôm Chủ Nhật, họ sẽ phun toàn bộ đường chạy bằng nước trộn với các chất phản ứng hóa học có đặc tính “an toàn sinh thái”, nhằm làm giảm và loại bỏ bụi bặm và các chất ô nhiễm ở dạng hạt khác.
Họ cũng sẽ cố gắng sử dụng một phương pháp công nghệ cao, phần lớn chưa được kiểm chứng – như truyền xung Wi-Fi qua không khí để đẩy các hạt ô nhiễm theo các hướng khác nhau, tương tự như việc tạo ra lực đẩy nam châm, trang web này cho biết.
Theo nghiên cứu của IQ AirVisual phối hợp với Greenpeace, New Delhi, thủ đô của Ấn Độ, nơi có hơn 20 triệu người là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới trong năm 2018, theo sau là thủ đô Dhaka của Bangladesh và thủ đô Kabul của Afghanistan.
Không khí độc hại ở New Delhi là do khí thải xe cộ và công nghiệp, bụi từ các công trình xây dựng, khói từ việc đốt rác và tàn dư cây trồng ở các cánh đồng gần đó.
Theo nghiên cứu trên, nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm của thành phố này trong một mét khối không khí là 113,5 vào năm 2018. Con số này nhiều hơn gấp 2 lần nồng độ PM2.5 của Bắc Kinh – nơi có mức trung bình 50,9 trong năm và xếp hạng ô nhiễm thứ 8 trên thế giới trong năm 2018.
PM2.5 rất nguy hiểm vì với kích thước nhỏ sẽ thâm nhập sâu hơn vào trong phổi.
Không có gì đáng ngạc nhiên là việc chạy trong môi trường này có thể nguy hiểm. Các chất ô nhiễm có kích thước siêu nhỏ như PM2,5, có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet, có thể xâm nhập sâu vào phổi và máu của một vận động viên, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp, ung thư, đột quỵ và đau tim. Các hoạt động về thể chất có thể làm tăng lượng chất ô nhiễm hít vào cơ thể tới năm lần.
Các nhà tổ chức nói với CNN rằng họ cũng bố trí xe y tế và nhân viên y tế trong suốt tuyến đường chạy.
Có một số cách mà các vận động viên chạy bộ có thể chuẩn bị tốt hơn trong điều kiện ô nhiễm như vậy. Khẩu trang hoặc mặt nạ dưỡng khí với bộ lọc không khí thường được sử dụng trong cuộc đua marathon ở các thành phố bị ô nhiễm khác. Trong cuộc chạy đua marathon Bắc Kinh 2014, nhiều vận động viên đã chủ động trang bị khẩu trang và kính bảo hộ như kính bơi cho mình.