Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
07:21 | 14/02/2021 GMT+7

4 biến chủng COVID-19 tại Việt Nam nguy hiểm thế nào, lây nhiễm ra sao?

aa
Hơn 1 năm qua, kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, Việt Nam đã ghi nhận 4 biến chủng mới của SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, gồm biến chủng mới từ Anh, Nam Phi, Rwanda (châu Phi) và biến chủng gây chùm ca bệnh ở Đà Nẵng.
Vaccine COVID-19 của Nga chính thức Vaccine COVID-19 của Nga chính thức "đổ bộ" châu Âu, Hungary là nước tiêm đầu tiên
Hải Dương sẽ xét nghiệm hơn 36.000 trường hợp trong dịp Tết Tân Sửu Hải Dương sẽ xét nghiệm hơn 36.000 trường hợp trong dịp Tết Tân Sửu

Từ khi được phát hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc), virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đã lây lan ra khắp thế giới. Giới chuyên môn cho rằng, virus này có đặc tính liên tục biến đổi, khi chúng tạo ra các bản sao của mình sau khi lây nhiễm.

Tính đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã xác định được hàng nghìn biến thể của virus SARS-CoV-2. Hầu hết các đột biến không có nhiều ý nghĩa, song một số đột biến có thể khiến virus dễ lây lan hơn, gây chết người hoặc kháng vaccine, kháng thuốc.

Trong số đó, Việt Nam hiện đã ghi nhận 4 biến chủng mới của SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, gồm biến chủng mới từ Anh, Nam Phi, Rwanda (châu Phi) và biến chủng gây chùm ca bệnh ở Đà Nẵng.

Biến chủng phát hiện tại Đà Nẵng

4 biến chủng COVID-19 tại Việt Nam nguy hiểm thế nào, lây nhiễm ra sao?
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nuôi cấy và phân lập thành công chủng mới của virus corona (nCoV) trong phòng thí nghiệm vào tháng 2/2020

Ngày 25/7/2020, Việt Nam đã ghi nhận thêm các ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng tại Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả phân tích nguồn gene của virus từ các bệnh nhân ở Đà Nẵng cho thấy đây là chủng virus mới xuất hiện tại Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng nhận định virus này tương tự chủng SARS-CoV-2 lây lan ở các quốc gia khác vào tháng 7, là chủng D614G.

Xuất hiện ở châu Âu từ đầu năm 2020, sau đó chủng D614G nói trên đã trở thành chủng virus phổ biến nhất thế giới. Các phân tích chỉ ra rằng, chủng D614G tồn tại ở hơn 70% ca nhiễm SARS-CoV-2 được xác nhận trên toàn thế giới, chiếm tỷ lệ gần 100% tại châu Âu.

Sau khi phân tích, giải mã trình tự gene chủng virus mới ở Đà Nẵng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kết luận: Virus SARS-CoV-2 đã biến đổi gen, tăng khả năng bám dính vào cơ thể cũng như khả năng lây nhiễm, làm lây lan nhanh hơn nhưng chưa ghi nhận biến đổi liên quan đến độc lực.

Biến chủng từ Anh gây dịch tại Hải Dương, Quảng Ninh

Sáng 2/1, Bộ Y tế công bố Việt Nam phát hiện biến thể của SARS-CoV-2 tại Việt Nam là biến thể VOC 202012/01, là chủng mới được ghi nhận ở Anh gần đây.

BN1435 là trường hợp đầu tiên của nước ta nhiễm chủng virus này. Người bệnh nhập cảnh vào Việt Nam ngày 22/12/2020 qua chuyến bay VN50 từ Anh tới Việt Nam và đã được điều trị khỏi bệnh, xuất viện hôm 29/1.

Mới đây, ngày 2/2, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã xét nghiệm và giải trình tự gene virus SARS-CoV-2 trên 16 mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân ở 2 ổ địch cộng đồng đang bùng phát mạnh tại Hải Dương và Quảng Ninh. Kết quả cho thấy đây là biến thể Anh chủng B.1.1.7.

Biến chủng này xuất hiện tại Anh vào tháng 12/2020, được cho là có khả năng lây lan nhanh hơn so với các chủng virus trước đây. Đây cũng là biến chủng đang gây nên sự bùng phát mạnh của đại dịch ở Anh cũng các nước châu Âu.

4 biến chủng COVID-19 tại Việt Nam nguy hiểm thế nào, lây nhiễm ra sao?
Một chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại Hải Dương

Chủng B.1.1.7 có khả năng lây nhiễm lớn, tải lượng virus tăng gấp 4 lần so với chủng trước đây. Thời gian đào thải mầm bệnh ra ngoài cũng rất cao và rất ngắn, tỷ lệ lây nhiễm tăng 70% so với chủng cũ.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, tốc độ lây nhiễm của virus đợt này rất cao. Chu kỳ lây ngắn hơn, trước kia là 4-5 ngày. Thời gian khởi phát bệnh cũng rất nhanh, chỉ ngày thứ 2 đã xuất hiện virus vùng hầu họng, khả năng nhân lên của virus và đào thải mầm bệnh rất cao.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh virus lây qua không khí với hệ số lây nhiễm cao. Trước đây virus lây từ người sang người, nhưng đợt dịch này virus lây theo đường không khí, một người có thể lây cho hơn 10 người.

Biến chủng từ Nam Phi ghi nhận từ chuyên gia nhập cảnh

Sáng 31/1, GS-TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết qua giải trình tự gene, đơn vị đã phát hiện bệnh nhân nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được ghi nhận tại Nam Phi. Trường hợp này là chuyên gia Nam Phi, nhập cảnh vào Việt Nam.

Biến thể mới tại Nam Phi có tên B.1.351, lần đầu tiên được phát hiện ở khu vực Vịnh Nelson Mandela hồi tháng 10/2020 và được công bố vào tháng 12/2020. Đến nay, biến chủng này đã ghi nhận tại 30 quốc gia trên thế giới. Vào ngày 28/1, Mỹ lần đầu tiên ghi nhận biến thể này ở 2 người không có lịch sử du lịch Nam Phi.

Theo các kết quả nghiên cứu mới nhất, chủng này có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn 20-200% so với chủng ban đầu, là chủng có tốc độ lây lan mạnh nhất hiện nay.

4 biến chủng COVID-19 tại Việt Nam nguy hiểm thế nào, lây nhiễm ra sao?
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 . ( Ảnh: TL)

Mặc dù có một số điểm tương đồng với biến thể lần đầu tiên xuất hiện ở Anh, song không có bằng chứng cho thấy biến thể này có thể gây chết người nhiều hơn.

Một điểm đáng lưu ý là biến chủng mới từ Nam Phi này cũng làm giảm khả năng bảo vệ của vaccine. Thử nghiệm mới nhất cho thấy hiệu quả bảo vệ 2 vaccine của Mỹ là Novavax với chủng mới ở Nam Phi chỉ còn 60%, trong khi hiệu quả với các chủng khác là 90%.

Biến chủng từ Rwanda (châu Phi) ghi nhận tại TP.HCM

Chiều 12/2, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) thông tin về kết quả giải mã bộ gene chủng virus SAR-CoV-2 của BN1979 và 2 ca bệnh thuộc tổ bốc xếp, sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo kết quả định danh bằng phần mềm Pangolin, cả 3 bộ gene SARS-CoV-2 thu nhận được đều thuộc chủng A.23.1. Chủng này được phát hiện lần đầu tiên tại Rwanda, châu Phi vào khoảng cuối tuần thứ 3 của tháng 10/2020.

Ngoài Rwanda, A.23.1 chỉ mới được phát hiện ở một số ít nước khác trên thế giới bao gồm Mỹ, UAE, Australia, một số nước ở châu Âu trong đó có Anh và Đan Mạch. Hiện nay, chưa thấy những dấu hiệu diễn biến bất thường ở các quốc gia này.

Thêm một công nghệ phát hiện COVID-19 qua hơi thở Thêm một công nghệ phát hiện COVID-19 qua hơi thở
Chỉ trong khoảng 10 giây, thiết bị mới được các nhà khoa học của Ba Lan phát triển có thể phát hiện COVID-19 dựa trên cơ sở phân tích hơi thở của người bệnh. Thành công này đã tiếp nối các công nghệ tương tự của Indonesia hay Hà Lan.
Hà Nội dừng tổ chức lễ hội, tiếp tục xử lý nghiêm vi phạm phòng chống dịch Hà Nội dừng tổ chức lễ hội, tiếp tục xử lý nghiêm vi phạm phòng chống dịch
Đây là hai trong số những chỉ đạo vừa được Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng đưa ra tại cuộc họp trực tuyến với các quận huyện, phường xã về việc tiếp tục các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tết đã an lành nhưng vẫn không được mất cảnh giác Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tết đã an lành nhưng vẫn không được mất cảnh giác
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng ta đã giữ được Tết an lành trong điều kiện bình thường mới, song trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, vẫn không được mất cảnh giác, vẫn phải tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch.
Trọng Huyền
Nguồn:

Tin bài liên quan

DAFO muốn kết nối các đối tác Mỹ cùng Đà Nẵng triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực

DAFO muốn kết nối các đối tác Mỹ cùng Đà Nẵng triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Chiều ngày 23/4, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng (DAFO), Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Mỹ thành phố Đà Nẵng đã có buổi tiếp và làm việc với Trưởng phòng Chính trị, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh, bà Christina T. Lê.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hải Dương tổ chức nói chuyện chuyên đề về chính sách đối ngoại

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hải Dương tổ chức nói chuyện chuyên đề về chính sách đối ngoại

Sáng 23/4, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hải Dương tổ chức nói chuyện chuyên đề “Tình hình Trung Đông và chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đối với khu vực”.
Những người bạn nước ngoài dọn rác trên bãi biển Đà Nẵng

Những người bạn nước ngoài dọn rác trên bãi biển Đà Nẵng

Được thành lập từ tháng 9/2022 với thành viên là những du khách nước ngoài, người nước ngoài định cư ở Đà Nẵng cùng nhiều người dân địa phương, nhóm tình nguyện Trash Hero Đà Nẵng đã và đang góp phần vào hành trình xanh - sạch - đẹp của thành phố biển xinh đẹp.

Các tin bài khác

Tử vi tháng 5/2024 tuổi Tuất: Có những bước tiến vững vàng

Tử vi tháng 5/2024 tuổi Tuất: Có những bước tiến vững vàng

Tử vi tháng 5/2024 tuổi Tuất có những bước tiến bền vững trong thời điểm này. Có thể bạn sẽ không phát tài nhanh hoặc giàu lên nhanh chóng, song bạn vẫn kiếm được một khoản dư dả, ổn định
Tử vi tháng 5/2024 tuổi Dậu: May mắn cận kề gặt hái thành công

Tử vi tháng 5/2024 tuổi Dậu: May mắn cận kề gặt hái thành công

Tử vi tháng 5/2024 tuổi Dậu sự nghiệp của người tuổi Dậu đang tiến triển khá tốt. Con giáp này nhờ có sự tương trợ từ quý nhân Tam Hợp nên thành tựu gặt hái được không phải nhỏ.
Tử vi tháng 5/2024 tuổi Thân: Hung cát đan xen

Tử vi tháng 5/2024 tuổi Thân: Hung cát đan xen

Tử vi tháng 5/2024 tuổi Thân hung cát đan xen, trong rủi có may, trong may có rủi. Tài chính có lúc thấy tiền vào ào ào những không giữ nổi trong túi.
Tử vi tháng 5/2024 tuổi Ngọ: Tốt xấu đan xen, tiền tài tăng tiến

Tử vi tháng 5/2024 tuổi Ngọ: Tốt xấu đan xen, tiền tài tăng tiến

Tử vi tháng 5/2024 tuổi Ngọ có tốt có xấu, trong cái tốt vẫn tiềm tàng nguy cơ, vì vậy mà bạn làm gì cũng phải nhìn trước ngó sau.

Đọc nhiều

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Trong bối cảnh lãi thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm sụt giảm đáng kể, các “ông lớn” bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì được lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng nhờ doanh ...
Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Ngày 24/4/2024, tại Thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh ...
Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Sinh viên, lưu học sinh đến từ 9 quốc gia, gồm: Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Liên bang Nga, Campuchia và Ai Cập vừa cùng hơn 1.000 sinh viên Trường ...
Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đây là kiến nghị của ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc tại cuộc gặp Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong vào ...
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Ngày 25/4, tại Xã Cát Hạnh (Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận 15.000 cây dừa giống, 300Kg thuốc Patox 4GR do UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ cho Chương trình “Xanh hoá Trường Sa”.
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Phiên bản di động