10 quốc gia chi "bạo tay" nhất cho quốc phòng trong năm 2021
Căng thẳng chính trị trên phạm vi toàn cầu vẫn không ngừng gia tăng khiến cho ngân sách quốc phòng cũng tăng theo. Theo thống kê thì các quốc gia trên thế giới đã chi tiêu khoảng 2 nghìn tỷ USD cho lực lượng quân sự của mình trong năm 20t0, tăng 2.6% so với 2019.
Và theo dữ liệu mới nhất do Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) thì chi tiêu quốc phòng năm 2021 chiếm khoảng 2.4% GDP toàn cầu, tăng ở mức cao nhất trong vòng một thập kỷ qua.
Dưới đây là bảng xếp hạng 10 quốc gia chi bạo tay nhất cho lĩnh vực quốc phòng trong năm 2021 theo thống kê của tạp chí tài chính Love Money.
![]() |
Các quốc gia không ngừng chạy đua để củng cố lực lượng quân đội của nước mình. Ảnh: AFP/Getty Images |
10. Hàn Quốc: 45.7 tỷ USD
Trước tình hình Triều Tiên vẫn tiếp tục đầu tư vào việc phát triển năng lực tên lửa hạt nhân đã khiến cho mối đe dọa đối với Hàn Quốc càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Điều này đã dẫn đến quyết định của chính phủ Hàn Quốc tiếp tục duy trì khả năng chiến đấu của mình bằng cách chi ra 45.7 tỷ USD, tương đương 2.8% GDP của cả nước. Đây là mức chi tiêu dành cho quốc phòng cao nhất kể từ năm 1998.
Mặc dù quá trình đàm phán hòa bình đã được khởi xướng từ năm 2018, thế nhưng cả Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn không ngừng hiện đại hóa quân đội của mình, cũng như đầu tư cho hệ thống phòng thủ ở biên giới của cả hai nước.
![]() |
Quân đội Hàn Quốc. Ảnh: Ahn Young-Joon/PA |
9. Nhật Bản: 49.1 tỷ USD
Để đối phó với sự căng thẳng gia tăng ở biển Đông cũng như mối đe dọa từ Triều Tiên, ngân sách của Nhật Bản đã được chi ra với mức 49.1 tỷ USD, tương đương 1% GDP của quốc gia, cao nhất kể từ năm 2015.
Cuối tháng 9/2019, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã đệ trình yêu cầu tăng 8.3% ngân sách cho quốc phòng năm 2020, tuy nhiên, thủ tướng Shinzo Abe thời điểm đó chỉ phê duyệt tăng chưa tới 3% so với mức đề nghị, tương đương 1.4 tỷ USD.
![]() |
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Ảnh: Koji Sasahara/PA |
8. Pháp: 52.75 tỷ USD
Đứng trước nguy cơ khủng bố gia tăng cả bên trong và bên ngoài nước Pháp, thủ tướng Pháp Emmanuel Macron đã hứa tăng ngân sách cho lực lượng quốc phòng từ năm 2018. Đến năm 2019, chi tiêu cho quốc phòng giảm xuống còn 50.1 tỷ USD, sau đó tăng lên 52.75 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 2.1 GDP của nước Pháp.
Mặc dù nước Pháp đã đạt mức chi tiêu đặt ra cho khối NATO, thủ tướng Pháp vẫn lên kế hoạch tăng thêm ngân sách cho lực lượng quân đội nước mình lên 35% vào năm 2025.
![]() |
Quân đội Pháp. Ảnh: Elena Dijour/Shutterstock |
7. Đức: 52.76 tỷ USD
Theo dữ liệu của SIPRI thì ngân sách quốc phòng của nước Đức đã soán ngôi của Pháp lần đầu tiên kể từ năm 1992. Ở mức 52.76 tỷ USD, ngân sách quốc phòng hiện tại của Đức đã chiếm 1.4 GDP của cả nước. Đây là chỉ dấu của việc đối phó với những mối đe dọa đến từ bên ngoài nước Đức, chẳng hạn như Nga.
Vào năm 2016, Đức tuyên bố sẽ gia tăng số lượng quân đội với 14.300 lính. Đây là lần gia tăng quân lực đầu tiên kể từ khi hai miền của nước Đức được nhập vào làm một vào năm 1990.
![]() |
Quân đội Đức. Ảnh: Joerg Huettenhoelscher/Shutterstock |
6. Anh: 59.2 tỷ USD
Anh là một trong những quốc gia thành viên thuộc khối NATO đạt mức chi 2% cho quốc phòng. Mặc dù chi tiêu cho quân sự có sự sụt giảm xuống 1.9% GDP vào năm 2017 và 2018, nhưng cũng đã tăng lên 2.2% vào năm 2020, tương đương 59.2 tỷ USD, mức ngân sách quốc phòng cao nhất kể từ năm 2015.
Năm 2007, chi tiêu cho quốc phòng của nước Anh tăng đột biến, lên đến 73.4 tỷ USD, trở thành quốc gia đứng thứ ba sở hữu lực lượng quân đội đắt đỏ nhất thế giới.
![]() |
Quân đội Anh. Ảnh: Kenny1/Shutterstock |
5. Ả Rập Xê Út: 57.5 tỷ USD
Năm 2020, Ả Rập Xê Út chi ra 8.4% GDP của mình cho quân đội, trở thành quốc gia cao thứ hai thuộc khu vực Trung Đông, sau Oman với 10.9%, trong chi tiêu quốc phòng.
Quốc gia có lực lượng quân đội “nhập khẩu” lớn nhất thế giới này đã xuống tay chi ra 57.5 tỷ USD trong năm 2021, thấp hơn mức 61.95 tỷ USD trong năm 2019.
![]() |
Quân đội Ả rập Xê út. Ảnh: Hassan Ammar/PA |
4. Nga: 61.7 tỷ USD
Ngân sách quốc phòng của Nga vẫn liên tục gia tăng kể từ năm 2017, mặc cho cuộc khủng hoảng kinh tế sâu rộng xảy ra do các cuộc trừng phạt đến từ phương Tây cũng như dầu mỏ bị mất giá.
Tổng thống Nga Putin từng tiết lộ kế hoạch chi ra hơn 260 tỷ USD để hiện đại hóa lực lượng quân sự của mình cho đến năm 2025; thế nhưng, việc đồng Rúp mất giá khiến kế hoạch đầy tham vọng này đang phải tạm treo lại.
Trong năm 2021, Nga đã chi ra 61.7 tỷ USD cho lực lượng quân đội, giảm khoảng 2.5 tỷ USD so với năm 2019. Nga hiện đang đứng trong top 5 quốc gia trên thế giới chi tiêu nhiều ngân sách nhất cho quốc phòng, chiếm khoảng 4.3% GDP của cả nước. Tuy nhiên, rất có khả năng trong vài năm tới, ngân sách cho lĩnh vực này sẽ bị cắt giảm phần nào do giá dầu giảm cũng như những tác động tiêu cực khác của đại dịch COVID-19.
![]() |
Quân đội Nga. Ảnh: VladJ55/Shutterstock |
3. Ấn Độ: 72.89 tỷ USD
Ấn Độ vừa trở thành quốc gia có mức chi tiêu cho quốc phòng cao thứ 3 trên thế giới, vốn được duy trì từ năm 2019 cho đến nay.
Căng thẳng với Trung Quốc và Pakistan chính là nguyên nhân khiến chính phủ nước này chi bạo tay cho quốc phòng.
![]() |
Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Suman Bhaumik/Shutterstock |
2. Trung Quốc: 252 tỷ USD
Trong năm 2021, Trung Quốc đã chi tổng cộng 252 tỷ USD cho lực lượng quân sự - một kỷ lục mới được ghi nhận bởi SIPRI.
Thật ra thì ngân sách quốc phòng của Trung Quốc vẫn liên tục gia tăng hàng năm kể từ năm 1989. Đây cũng là chính sách của chủ tịch Tập Cận Bình trong việc hiện đại hóa lực lượng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đến năm 2035, cũng như đạt mục tiêu là lực lượng quân đội “đẳng cấp thế giới” vào năm 2049.
Quân đội Trung Quốc hiện đang nhận khoảng 1.7% GDP của quốc gia, và liên tục tăng bất kể tác động của COVID-19.
![]() |
Quân đội Trung Quốc. Ảnh: Hung Chung Chih/Shutterstock |
1. Hoa Kỳ: 778 tỷ USD
Với mức chi tiêu khủng lên tới 778 tỷ USD, Hoa Kỳ xếp vị trí số 1 trên thế giới trong chi tiêu cho quốc phòng, chiếm 3.7% GDP quốc gia. Năm 2011, ngân sách này cũng đã vượt 700 tỷ USD, cùng với lời hứa sẽ tăng thêm từ tổng thống Donald Trump trong suốt nhiệm kỳ của mình.
Theo tính toán của giới chuyên gia quân sự quốc tế thì Hoa Kỳ liên tục là quốc gia chi tiêu lớn nhất cho quốc phòng, cao hơn 9 quốc gia bên trên cộng lại.
![]() |
Quân đội Hoa Kỳ. Ảnh: C Drin/Shutterstock |
![]() Ngày 14/12, Thượng viện Hoa Kỳ đã tiến hành cuộc bỏ phiếu cuối cùng thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng trị giá 768 tỷ USD năm 2022 trước khi chuyển tới bàn Tổng thống Joe Biden để ký thành luật. |
![]() Cựu Bộ trưởng Mark Esper ngày 28/11 kiện Lầu Năm Góc về các hạn chế đối với phần liên quan đến thời gian làm việc dưới thời chính quyền Trump, được trích dẫn trong cuốn hồi ký của ông. |
![]() Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ sử dụng khoản kinh phí bổ sung để mua máy bay tuần tra hàng hải, thủy lôi và các thiết bị quân sự khác. |
Tin bài liên quan

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Bốn lần gặp gỡ - một mối thân tình

Sinh viên Việt - Trung: Hiểu biết lẫn nhau từ trải nghiệm văn hoá
Các tin bài khác

Hệ thống đánh chặn tầm cao THADD của Hoa Kỳ lần đầu hạ mục tiêu thực chiến

Nga chế tạo 'thợ săn tàu ngầm' có thể tự quyết định phóng ngư lôi hay không

Oanh tạc cơ Tu-160M - sự bổ sung đáng giá giúp Không quân Nga khôi phục sức mạnh vượt trội

Trước khi bị "rã xác", tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hải quân Hoa Kỳ uy lực cỡ nào?
Đọc nhiều

Bộ Chính trị quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

SNV: Đại sứ cho quan hệ nhân dân Việt Nam - Hà Lan

Sinh viên Việt Nam lan tỏa văn hóa Việt tại Nga
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ
![[Ảnh] Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tô son cột mốc biên giới Việt - Trung](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/16/11/croped/medium/anh-bo-truong-quoc-phong-phan-van-giang-to-son-cot-moc-bien-gioi-viet-trung-20250416110514.jpg?250416121423)
[Ảnh] Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tô son cột mốc biên giới Việt - Trung
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam

Cảnh báo gia tăng lừa đảo trên không gian mạng
Lan tỏa tiếng Việt ở xứ Chùa Vàng
![[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/032025/25/11/croped/video-60-phut-hanh-trinh-thay-doi-cuoc-doi-20250325112448.png?250325023758)
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời

MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
![[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/anhvm/022025/11/15/FSave.com_Facebook_Media_004_662439456116001v_21.jpg?250228123313)
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
![[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/07/14/video-du-khach-quoc-te-trai-nghiem-le-phat-dau-nam-tai-chua-tam-bao-da-nang-20250207142038.jpg?rt=20250207142058?250228123446)
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)

Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực

Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
![[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/21/14/video-ban-hoa-ca-tinh-huu-nghi-chao-nam-moi-2025-20250121142351.jpg?rt=20250121142354?250121023412)
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
![[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/15/20/croped/video-30-nam-quan-he-viet-nam-hoa-ky-tu-chien-tranh-den-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-20250115205111.jpg?250116064808)
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
![[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/13/video-samaritans-purse-va-plan-international-viet-nam-ho-tro-nguoi-dan-viet-nam-phuc-hoi-sau-bao-20241217132215.jpg?rt=20241217132220?241217012643)
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
![[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/16/00/video-tai-thiet-thon-lang-nu-quan-doi-nhan-dan-dong-hanh-xay-dung-tuong-lai-moi-20241216002424.jpg?rt=20241216002428?241216073321)
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
![[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/10/video-to-chuc-cuu-tro-tre-em-va-hanh-trinh-10-nam-thay-doi-cuoc-song-tre-em-vung-cao-20241217105602.jpg?rt=20241217105608?241217105833)
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
![[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/112024/13/22/video-kinh-nghiem-tham-quan-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-moi-20241113223209.jpg?rt=20241113223215?241114120724)
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới

Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
![[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/102024/08/07/video-ha-noi-ruc-ro-sac-co-chao-mung-70-nam-ngay-giai-phong-thu-do-20241008070551.jpg?rt=20241008070556?241008075413)
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
![[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/092024/14/11/video-nguoi-nuoc-ngoai-don-cay-do-tiep-te-cho-ba-con-vung-lu-20240914112824.jpg?rt=20240914112830?240914120546)
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD
