[Ảnh] "Tống cựu nghênh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

15:22 | 22/01/2025

Ngày 22/1, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.
Chủ tịch nước cùng kiều bào sẽ thả cá chép tiễn ông Công ông Táo tại Hồ cổ Hoàng thành Thăng Long
Quảng bá giá trị văn hóa của Thăng Long - Hà Nội tới thành phố Hồ Chí Minh
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết, “Tống cựu nghinh tân” tái hiện các nghi thức, phong tục dân gian và cung đình độc đáo, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa, khơi nguồn tinh hoa dân tộc và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết, “Tống cựu nghinh tân” tái hiện các nghi thức, phong tục dân gian và cung đình độc đáo, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa, khơi nguồn tinh hoa dân tộc và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. (Ảnh: Báo Kinh tế & Đô thị)
Năm nay, bên cạnh các hoạt động truyền thống như dựng cây nêu, thả cá chép, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội còn tổ chức tái hiện một số nghi lễ như: Lễ tiến lịch, lễ đổi gác theo hình thức sân khấu hoá.
Năm nay, bên cạnh các hoạt động truyền thống như dựng cây nêu, thả cá chép, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội còn tổ chức tái hiện một số nghi lễ như: Lễ tiến lịch, lễ đổi gác theo hình thức sân khấu hoá. (Ảnh: Báo Kinh tế & Đô thị)
Lễ Tiến lịch không chỉ là một nghi lễ thiêng liêng đóng vai trò quan trọng trong đời sống cung đình và dân gian xưa mà “lịch” đã trở thành một vật đặc biệt gắn liền với đời sống của con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Lễ Tiến lịch không chỉ là một nghi lễ thiêng liêng đóng vai trò quan trọng trong đời sống cung đình và dân gian xưa mà “lịch” đã trở thành một vật đặc biệt gắn liền với đời sống của con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Làm lịch của cả năm để nắm được những mốc quan trọng của Cung đình trong một năm, thuận theo mùa và thời tiết. (Ảnh: Báo Kinh tế & Đô thị)
Nghi lễ này như là một sợi dây kết nối giữa con người đương đại với nền văn hóa của quá khứ.
Nghi lễ này như là một sợi dây kết nối giữa con người đương đại với nền văn hóa của quá khứ. (Ảnh: Báo Kinh tế & Đô thị)
Lễ dựng cây nêu là nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Cây nêu là biểu tượng của mùa xuân, mang những ý nghĩa tốt đẹp, phúc lành. Khi cây nêu được dựng lên trong Hoàng cung là lúc dân chúng cũng bắt đầu dựng nêu trước sân nhà mình. (Ảnh: Báo Hà Nội mới)
Lễ dựng cây nêu là nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Cây nêu là biểu tượng của mùa xuân, mang những ý nghĩa tốt đẹp, phúc lành. (Ảnh: Báo Hà Nội mới)
Khi cây nêu được dựng lên trong Hoàng cung là lúc dân chúng cũng bắt đầu dựng nêu trước sân nhà mình.
Khi cây nêu được dựng lên trong Hoàng cung là lúc dân chúng cũng bắt đầu dựng nêu trước sân nhà mình. (Ảnh: Báo Hà Nội mới)
Nghi lễ thả cá chép vào ngày ông Công ông Táo là một phong tục truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng thành kính với các Táo quân.
Nghi lễ thả cá chép vào ngày ông Công ông Táo là một phong tục truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng thành kính với các Táo quân. (Ảnh: Báo Kinh tế & Đô thị)
PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, các nghi lễ “tống cựu nghinh tân” khép lại năm cũ và đón chào mùa xuân mới với mong ước an vui, sum vầy, bao gồm: Lễ cúng ông Công ông Táo, lễ phất thức, phong ấn, lễ tiến lịch, lễ tiến xuân ngưu, lễ dựng nêu... Đây là các nghi lễ truyền thống trong cung đình xưa, mở đầu cho chuỗi nghi lễ được nhà vua và triều đình thực hiện trong dịp Tết Nguyên Đán, diễn ra từ cuối tháng Chạp đến rằm Tháng Giêng.
PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, các nghi lễ “tống cựu nghinh tân” khép lại năm cũ và đón chào mùa xuân mới với mong ước an vui, sum vầy, bao gồm: Lễ cúng ông Công ông Táo, lễ phất thức, phong ấn, lễ tiến lịch, lễ tiến xuân ngưu, lễ dựng nêu... Đây là các nghi lễ truyền thống trong cung đình xưa, mở đầu cho chuỗi nghi lễ được nhà vua và triều đình thực hiện trong dịp Tết Nguyên Đán, diễn ra từ cuối tháng Chạp đến rằm Tháng Giêng. (Ảnh: Báo Hà Nội mới)
Ông Jonathan Baker, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, chia sẻ sự yêu thích khi tham dự sự kiện: “Lễ 'Tống cựu nghênh tân' là nét đẹp văn hóa độc đáo của người Việt, khởi đầu cho Tết Nguyên đán và mùa lễ hội. Nét đẹp này làm giàu thêm kho tàng di sản văn hóa trù phú của Việt Nam.”  Ông cũng nhấn mạnh ý nghĩa của việc Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 78 chính thức công nhận Tết Nguyên đán là ngày lễ quốc tế từ năm 2024. Việt Nam cùng 11 quốc gia khác đã đề xuất điều này vào tháng 8/2023, khẳng định cam kết của Liên hợp quốc với sự đa dạng và bao trùm văn hóa.
Theo ông Jonathan Baker, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Lễ "Tống cựu nghênh tân" là nét đẹp văn hóa độc đáo của người Việt, khởi đầu cho Tết Nguyên đán và mùa lễ hội. Nét đẹp này làm giàu thêm kho tàng di sản văn hóa trù phú của Việt Nam. Ông cũng nhấn mạnh ý nghĩa của việc Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 78 chính thức công nhận Tết Nguyên đán là ngày lễ quốc tế từ năm 2024. Việt Nam cùng 11 quốc gia khác đã đề xuất điều này vào tháng 8/2023, khẳng định cam kết của Liên hợp quốc với sự đa dạng và bao trùm văn hóa. Trong ảnh là không gian Tết xưa - Tết thời bao cấp tái hiện Tết truyền thống của người Việt. (Ảnh: Báo Đại đoàn kết)
Nghi thức cúng Thần rừng ở Ia Grai Nghi thức cúng Thần rừng ở Ia Grai
Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024 Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024

Minh Thái (tổng hợp)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/anh-tong-cuu-nghenh-tan-tai-hoang-thanh-thang-long-209697.html

In bài viết