Huyện nghèo biên giới nỗ lực xây dựng trường chuẩn

15:14 | 06/12/2023

Những năm qua, huyện nghèo biên giới Nậm Pồ đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từng bước thực hiện lộ trình xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Nậm Pồ (Điện Biên) phát triển đảng viên vùng có đạoNậm Pồ (Điện Biên) phát triển đảng viên vùng có đạo
Bằng nhiều cách làm hay, huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên đã cơ bản giải được bài toán khó về công tác phát triển đảng viên ở vùng có đạo. Đã xóa được “khoảng trống” trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng nói chung và công tác phát triển đảng viên ở vùng có đạo nói riêng.
Nậm Pồ (Điện Biên) chuyển mìnhNậm Pồ (Điện Biên) chuyển mình
Được thành lập năm 2013, sau 10 năm đi vào hoạt động với sự nỗ lực vượt khó của cấp ủy, chính quyền và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân các dân tộc huyện nghèo, biên giới Nậm Pồ (Điện Biên) đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

Những ngày đầu thành lập huyện nghèo biên giới Nậm Pồ chỉ có 4 trường đạt chuẩn quốc gia trong tổng số 37 trường trên toàn huyện. Cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Số trường được xây dựng kiên cố chủ yếu tập trung ở những vùng thuận lợi; nhiều trường tình trạng cơ sở vật chất còn tạm bợ; các lớp học tại các điểm bản chủ yếu là các phòng tạm, phòng học nhờ; có những trường như: THCS Na Cô Sa; tiểu học Nà Bủng.v.v chỉ có một hai phòng học được kiên cố còn lại là phòng học tạm làm bằng tranh tre, nứa lá.

Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên còn thiếu, đặc biệt ở các môn chuyên biệt như: Tiếng anh, Âm nhạc, Mỹ thuật. Nhận thức của người dân về việc học tập của con em còn nhiều hạn chế. Thậm chí nhiều gia đình còn bắt con nghỉ học để đi làm nương, làm rẫy. Vì vậy, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp chỉ đạt hơn 80%.

Huyện nghèo biên giới nỗ lực xây dựng trường chuẩn
Trong những năm gần đây huyện Nậm Pồ được đầu tư các trường kiên cố và khang trang, đám ứng nhu cầu dạy và học

Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là chủ trương lớn, mang tính chiến lược của Đảng, Nhà nước ta nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được huyện ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Những năm qua, huyện Nậm Pồ ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng trường học hướng đến trường đạt chuẩn quốc gia; công tác xây dựng trường chuẩn đã được BCH Đảng bộ huyện đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện. Ông Ngô Xuân Chiến, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ cho biết: Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng bộ huyện Phòng đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng và ban hành kế hoạch xây dựng trường học đạt kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu đề ra giai đoạn 2021 - 2025 huyện có trên 75% trường mầm non và phổ thông các cấp đạt chuẩn quốc gia; giai đoạn 2026 - 2030 có trên 80% số trường mầm non và phổ thông các cấp đạt chuẩn quốc gia.

Huyện nghèo biên giới nỗ lực xây dựng trường chuẩn
Ông Lê Khánh Hòa, Bí thư huyện ủy trao Quyết định công nhận trường chuẩn cho trường mầm non xã Phìn Hồ

Thực hiện mục tiêu trên, huyện đã tập trung chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, cơ sở giáo dục trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia là nhằm xây dựng mô hình nhà trường chất lượng giáo dục cao, thể hiện sự phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Xác định đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là điều kiện tiên quyết trong xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, huyện đã quan tâm tăng cường, bổ sung về số lượng, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên học tập nâng cao trình độ; chú trọng bồi dưỡng phẩm chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hiện toàn huyện có hơn 1.400 cán bộ quản lý, giáo viên; trong đó, đến 1.126 người trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn (chiếm gần 90%).

Huyện nghèo biên giới nỗ lực xây dựng trường chuẩn
Trên 90% số cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn

Bên cạnh, đội ngũ giáo viên thì việc hoàn thiện cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy, học được huyện khá quan tâm. Những năm qua, công cuộc xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn huyện Nậm Pồ luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở. Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước huyện cũng đã huy động từ nguồn xã hội hóa giáo dục để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất theo chuẩn trường học. Huyện đã huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng vào cuộc, tăng cường nguồn lực cho công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học, mua sắm thiết bị,… nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học.

Huyện nghèo biên giới nỗ lực xây dựng trường chuẩn
Qua công tác xã hội hóa nhiều trường đã xây dựng khuôn viên, sân chơi khá khang trang, thu hút học sinh đến trường đến lớp

Sau khi được đầu tư xây dựng các phòng học mới, nhà bếp, công trình vệ sinh, nước sạch, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, nhà ở bán trú cho học sinh… cơ sở vật chất tại các trường học đã có sự thay đổi rõ rệt từ diện mạo đến chất lượng. Hiện toàn ngành có trên 800 phòng học; trong đó, 521 phòng kiên cố, 215 phòng bán kiên cố, 74 phòng học tạm, 232 phòng công vụ và 540 phòng nội trú. Mặt khác, với phương châm “Giáo dục là sự nghiệp toàn dân”; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tích cực tham mưu cấp kinh phí từ ngân sách và huy động từ nguồn xã hội hóa giáo dục để đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy học; các trường học khai thác hiệu quả thiết bị hiện có, thực hiện nhiều giải pháp khắc phục khó khăn nhằm đảm bảo các điêu fkieenj phục vụ cho hoạt động dạy và học.

Huyện nghèo biên giới nỗ lực xây dựng trường chuẩn
Số trường đạt chuẩn quốc gia của huyện đã chiếm 69% tổng số trường học trên địa bàn.

“Việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Nậm Pồ đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Đến nay, toàn huyện có 29/42 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Giai đoạn 2021 - 2025, huyện tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo về số lượng và chất lượng; chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy học, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học... nhằm phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia theo đúng mục tiêu đã đề ra”, ông Ngô Xuân Chiến nói.

Nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú tại huyện Nậm Pồ, Điện Biên Nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú tại huyện Nậm Pồ, Điện Biên
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng từng bữa ăn trong hệ thống trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ (Điện Biên) còn triển khai bữa sáng có sữa cho các học sinh bậc tiểu học, với mong muốn các em phát triển toàn diện cả Trí – Thể - Mỹ.
Rộn ràng Ngày hội văn hóa dân tộc Thái ở huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ Rộn ràng Ngày hội văn hóa dân tộc Thái ở huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ
Nhằm chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Lễ Quốc khánh 2/9, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Thái lần thứ nhất năm 2023.

Duy Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/huyen-ngheo-bien-gioi-no-luc-xay-dung-truong-chuan-194083.html

In bài viết