Đua ghe ngo Sóc Trăng - Nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer

14:24 | 29/03/2022

Đua ghe ngo không chỉ là hoạt động thể thao, thể hiện tính cộng đồng mà còn có ý nghĩa văn hóa, tâm linh đặc biệt với đồng bào dân tộc Khmer.
Vĩnh Long tổ chức nhiều hoạt động cho đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2022 Vĩnh Long tổ chức nhiều hoạt động cho đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2022
Hội An tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng năm Du lịch quốc gia 2022 Hội An tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng năm Du lịch quốc gia 2022

Đua ghe ngo là phần hấp dẫn nhất trong lễ hội Ook Om Bok - một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, bên cạnh Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay và lễ cúng ông bà Sene Dolta.

Đua ghe ngo Sóc Trăng - Nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer

Đây được coi là hoạt động rước đặc trưng của cư dân nông nghiệp lúa nước, thể hiện sự biết ơn đối với thần nước đã phù hợp cho người dân một mùa màng bội thu. Tuy nhiên, không chỉ đơn giản là vậy, phong tục đua ghe ngo còn chứa rất nhiều ý nghĩa thiêng liêng đối với đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống tại vùng đất trù phú đồng bằng sông Cửu Long.

Lễ hội đua ghe ngo của người Khmer gồm hai loại: đua trên cạn và đua dưới nước. Đua ghe ngo trên cạn chủ yếu là sự tái hiện, mô phỏng lại cuộc đua ghe dưới nước. Nó thường được tổ chức gắn liền với các lễ hội truyền thống và đó là một trò chơi thường xuất hiện trong phần hội sau các lễ thức truyền thống.

Còn đua ghe ngo dưới nước thì mới chính là hoạt động được trông đợi của bao người dân, du khách vào ngày lễ Cúng Trăng nổi tiếng (rằm tháng 10 âm lịch).

Hàng ngàn lượt khách kéo về Sóc Trăng, nơi tổ chức chính của lễ hội đua ghe Ngo, reo hò cỗ vũ nồng nhiệt cho các đội đua từ nhiều tỉnh thành như Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang, Cần Thơ,…cùng nhau về đây tham dự.

Ghe ngo không phải là sản phẩm của bất kỳ cá nhân hay tập thể nào. Mỗi chiếc ghe ngo là do một ngôi chùa làm, đại diện cho một hay nhiều phum sóc người Khmer tạo ra và tham gia tranh tài. Do đó, sự thắng bại giữa các ghe ngo thực chất là sự thắng bại giữa các chùa, giữa những phum, sóc với nhau. Sự thành bại của ghe ngo trong hội đua còn là niềm vinh dự, là tiếng thơm của ngôi chùa, của một địa phương tham gia thi đấu.

Nguồn video: Truyền hình Sóc Trăng

Vì vậy, để tạo nên sự thành công của ghe đua, người Khmer Nam Bộ đã vận dụng nhiều phương thức, kỹ thuật khác nhau trong việc tạo ra ghe ngo cũng như trong tham gia thi đấu. Yếu tố tâm linh là một trong những phương thức được vận dụng để tạo nên sự thành công của ghe ngo.

Ghe ngo ngày xưa là một chiếc thuyền độc mộc, làm từ một thân cây khoét ruột. Ngày nay, việc tìm thân cây sao vừa to vừa dài để đóng ghe rất khó khăn, nên người Khmer làm ghe ngo bằng cách ghép những mảnh ván với nhau.

Ghe ngo được làm gần giống hình con rắn, dài khoảng từ 25 đến 30m, ở giữa chỗ rộng nhất là 1,1m, đầu được uốn cong lên như hình đầu rắn, đuôi (sau lái) cũng được uốn cong lên nhưng cao hơn phía đầu một chút.

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày văn hóa Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc) Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày văn hóa Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc)
Đặc sắc lễ hội hoa lê trắng biên cương Si Ma Cai Đặc sắc lễ hội hoa lê trắng biên cương Si Ma Cai

Anh Vũ

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dua-ghe-ngo-soc-trang-net-van-hoa-dac-sac-cua-dong-bao-khmer-165549.html

In bài viết