Cô giáo toàn cầu với lớp học xuyên biên giới

13:32 | 26/03/2022

Là một trong số gần 1.000 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII vừa qua, cô giáo Hà Ánh Phượng đã có những chia sẻ về mô hình Lớp học xuyên biên giới của mình.
1.050 suất quà đến với học sinh vùng biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế 1.050 suất quà đến với học sinh vùng biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày 26/2, tại trường Mầm non xã Đông Sơn, huyện A Lưới, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đã tặng 1.050 áo ấm và dép cho các em học sinh trong chương trình “Áo ấm cho em”.
Gần 8,7 triệu học sinh tiểu học tham gia Hội giao lưu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” Gần 8,7 triệu học sinh tiểu học tham gia Hội giao lưu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”
Ngày 22/11, Công ty Honda Việt Nam tổng kết chương trình và công bố kết quả Hội giao lưu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” cấp Quốc gia năm học 2020 – 2021 dành cho giáo viên và học sinh tiểu học của 63 tỉnh/ thành phố cả nước.

"Giáo dục là không giới hạn" và "Anh ngữ là sinh ngữ"

Hà Ánh Phượng chia sẻ, ngôi trường cô đang công tác, trường THPT Hương Cần, có hơn 85% học sinh là con em đồng bào các dân tộc ít người, nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chưa có nhiều cơ hội học tập và phát triển như các bạn cùng trang lứa ở thành phố. "Điều khiến tôi trăn trở nhất đó là làm thế nào để bất cứ học sinh nơi đâu cũng có thể được thừa hưởng những nền giáo dục tốt nhất, học sinh ở miền núi cũng có cơ hội học tập như học sinh ở thành phố và trên con thuyền vươn tới tri thức không có một đứa trẻ nào bị bỏ lại sau" – cô giáo Hà Ánh Phượng chia sẻ.

Cô Phượng cho biết thêm: "Nhiều người cho rằng dạy Tiếng Anh cho học sinh người dân tộc ít người là một điều bất lợi, nhưng tôi không cho rằng như vậy. Bởi tôi tin bất cứ đứa trẻ dân tộc ít người nào khi sinh ra đã là những đứa trẻ đa ngôn ngữ nên khi học thêm một ngữ nữa là một lợi thế".

Với tâm niệm, "Giáo dục là không giới hạn" và "Anh ngữ là sinh ngữ", cô giáo Hà Ánh Phượng cho rằng, cái các em học sinh thực sự cần ở đây là yếu tố "môi trường" và "động lực học". Cô đã tìm hiểu những phương pháp dạy học, giải pháp thu hẹp khoảng cách mà học sinh mình đang có so với đà phát triển của thế giới và đó cũng là cơ duyên để đưa cô đến lớp học xuyên biên giới.

Cô giáo toàn cầu Hà Ánh Phượng:

Cô giáo Hà Ánh Phượng (giữa) đang giúp học sinh người dân tộc thiểu số học ngoại ngữ - Ảnh: Tuấn Dũng

Người dám dạy phải là người không bao giờ ngừng học

"Lớp học xuyên biên giới" của cô giáo Hà Ánh Phượng đã đưa cô trò đi "du lịch không Visa" trên 46 quốc gia ở khắp các châu lục trên thế giới thông qua việc kết nối lớp học của cô và lớp học của các nước trên thế giới. Ở đó, các em không chỉ có cơ hội được luyện tập nghe, nói, phát âm với các thầy cô giáo và các bạn nước ngoài, mở mang kiến thức về văn hóa mà còn là niềm say mê môn học ngoại ngữ, niềm khao khát được trở thành những công dân toàn cầu.

Thông qua mô hình lớp học xuyên biên giới, cô trò đã tham gia vào những dự án quốc tế như "Nói không với ống hút nhựa"; "Phòng chống bạo lực trên không gian mạng"; dự án "Thư viện hạnh phúc"…

Cũng từ mô hình lớp học xuyên biên giới, cô giáo Hà Ánh Phượng chia sẻ, đó cũng chính là những buổi chia sẻ, phát triển chuyên môn với những người đồng nghiệp trong nước và ngoài nước mà cô gặp qua màn hình máy tính.

"Tôi hiểu rằng, người dám dạy phải là người không bao giờ ngừng học. Tôi nhận thấy rằng, khi thầy cô thay đổi học sinh sẽ thay đổi. Tôi đã thay đổi và dũng cảm nghĩ rằng mình sẽ không cô đơn trên hành trình của mình và tôi nhận lại sự thay đổi từ chính các em học sinh của mình không chỉ là kiến thức mà còn là tâm lý tích cực, sự tự tin, tư duy phê phán hay những năng lực và phẩm chất cần có của một công dân toàn cầu"- cô Phượng chia sẻ.

Cô Phương cho rằng, khi thầy cô thay đổi, học sinh thay đổi thì chính thầy cô sẽ là người hạnh phúc. Thầy cô hạnh phúc, sẽ có lớp học hạnh phúc và trường học hạnh phúc.

Năm 2020 là một năm vô cùng đặc biệt đối với cô giáo Hà Ánh Phượng. Lần đầu tiên tên cô xuất hiện 2 lần trong danh sách đại diện duy nhất của Việt Nam tại 2 sự kiện quốc tế: là giáo viên duy nhất của Việt Nam được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lựa chọn trong chương trình thủ lĩnh Đông Nam Á cùng 5 em học sinh có thành tích xuất sắc trên cả nước, đồng thời cũng là giáo viên duy nhất và lần đầu tiên của Việt Nam lọt vào top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020 do Quỹ Varkey trụ sở tại London (Anh) bầu chọn. Cô cũng được nhận giải thưởng "10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu" do TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ tài năng trẻ Việt Nam trao năm 2021, giải thưởng quốc tế dành cho giáo viên xuất sắc nhất của Quỹ giải thưởng công chúa Thái Lan.

An Giang bàn giao nhà “Mái ấm biên cương” cho hội viên phụ nữ nghèo nơi biên giới An Giang bàn giao nhà “Mái ấm biên cương” cho hội viên phụ nữ nghèo nơi biên giới
Sáng 22/3, Bộ Chỉ huy BĐBP An Giang và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh An Giang phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức bàn giao nhà “Mái ấm biên cương” cho hội viên phụ nữ nghèo nơi biên giới.
“Tiết học không biên giới” của cô giáo vùng cao “Tiết học không biên giới” của cô giáo vùng cao
Ba năm qua những tiết học tiếng Anh kết nối theo mô hình “Lớp học không biên giới” được cô giáo Trần Thị Mai Khanh, Trường Tiểu học Bắc Cường (TP Lào Cai, Lào Cai) tổ chức thường xuyên.

Theo pnvnnuocngoai.vn

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/co-giao-toan-cau-voi-lop-hoc-xuyen-bien-gioi-165375.html

In bài viết