Tại sao Việt Nam là điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư toàn cầu?

07:34 | 24/03/2022

Chuyên gia kinh tế lý giải nguyên nhân vì sao Việt Nam là "điểm đến lý tưởng" cho giới đầu tư toàn cầu tìm đến kinh doanh làm ăn.
Báo chí quốc tế nhận định Việt Nam là điểm đến hấp dẫn Báo chí quốc tế nhận định Việt Nam là điểm đến hấp dẫn
Travel Off Path nhận định Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn với chính sách nhập cảnh thông thoáng, trong khi thenationalnews.com nêu bật 5 lý do thuyết phục để du khách tìm đến với Việt Nam. Nhiều du khách, nhà đầu tư Ai Cập đã lên kế hoạch du lịch Việt Nam.
Malaysia là nhà đầu tư lớn thứ hai trong khối ASEAN tại Việt Nam Malaysia là nhà đầu tư lớn thứ hai trong khối ASEAN tại Việt Nam
Malaysia đã đầu tư vào 32/63 tỉnh thành của Việt Nam, trong đó đứng đầu là TP Hồ Chí Minh, tiếp theo là Trà Vinh, Hà Nội và các địa phương khác.
Việt Nam là địa bàn quan trọng hàng đầu, điểm đến của các nhà đầu tư Đức và EU Việt Nam là địa bàn quan trọng hàng đầu, điểm đến của các nhà đầu tư Đức và EU
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng Giám đốc Tập đoàn Adidas đánh giá Việt Nam là địa bàn sản xuất quan trọng hàng đầu, điểm đến của các nhà đầu tư Đức và EU.

Kinh tế gia kỳ cựu Charlie Robertson thuộc tập đoàn đầu tư tài chính toàn cầu Renaissance Capital mới đây đã “bật mí” những bí quyết giúp Việt Nam không chỉ thoát nghèo, vươn lên thành một nước có thu nhập trung bình mà còn là một điểm đến hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trên khắp thế giới tìm đến làm ăn.

TP.HCM, trung tâm kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Business Wire
TP.HCM, trung tâm kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Business Wire

Đầu tiên, Việt Nam là một quốc gia thật sự xem giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Hầu như mọi quốc gia đều hiểu tầm quan trọng của giáo dục, thế nhưng điều đó lại thể hiện rất rõ ở Việt Nam khi vào những năm 1980, đã có hơn 80% người dân Việt Nam biết chữ, và tiếp tục vượt Trung Quốc vào những năm 1990 và Ấn Độ vào những năm 2010.

Việt Nam không chỉ là quốc gia thuộc các thị trường mới nổi cần có tỷ lệ vốn hóa từ 70-80% để tiến hành công cuộc công nghiệp hóa mà thậm chí còn vượt mặt một số quốc gia thuộc thị trường cận biên như Nigeria hay Pakistan nơi tỷ lệ này chỉ trong khoảng 60%.

Bên cạnh đó, các thế hệ lãnh đạo của Việt Nam cũng có sự quan tâm đặc biệt đối với giáo dục phổ thông và đại học. Con số thống kê cho thấy, chỉ trong vòng một thập kỷ, đất nước này đã có 125.000 sinh viên đi du học ở các trường đại học nước ngoài, và với nước Mỹ thì Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có số sinh viên theo học đông nhất.

Đây chính là nguồn nhân lực chất lượng cao quay trở về xây dựng đất nước sau khi hoàn thành chương trình học ở nước ngoài.

Tuy nhiên, công nghiệp hóa không chỉ đòi hỏi một tỷ lệ cao người dân biết đọc biết viết mà quan trọng hơn, cần có đủ năng lượng để vận hành các nhà máy. Và một lần nữa, Việt Nam lại dẫn đầu so với nhiều quốc gia khác.

Dữ liệu thống kê công bố gần đây cho thấy, mức cung cấp điện bình quân đầu người tại Việt Nam cao hơn Mexico hoặc Ai Cập, và cao gấp đôi so với Ấn Độ hoặc Indonesia. Theo tính toán thì các quốc gia cần từ 300 - 500 kWh điện trên bình quân mỗi đầu người để phát triển công nghiệp, thế nhưng Việt Nam đã vượt qua mức này từ cách đây rất lâu, chính xác là vào năm 2005.

Yếu tố quan trọng tiếp theo góp phần thành công trong phát triển kinh tế chính là tỷ lệ sinh và mức đầu tư cho con cái trong gia đình. Khi tỷ lệ sinh của mỗi phụ nữ giảm xuống thì bố mẹ bắt đầu thay đổi chiến lược chi tiêu từ việc lo hết cái ăn cái mặc cho con sang tiết kiệm các khoản tài chính để đầu tư cho tương lai của con mình. Điều này dẫn đến một kết quả tích cực, đó là các khoản tiền gửi ngân hàng ngày càng tăng, tạo nên một nguồn lực tài chính dồi dào để cho vay phục vụ công cuộc phát triển của xã hội.

Điều này giúp lý giải hiện tượng: trong khi ở các quốc gia có mức sinh cao cùng với tỷ trọng của lĩnh vực ngân hàng trong nền kinh tế còn thấp (khoảng 20% ​​GDP) thì mức lãi vay luôn tăng ở mức hai con số. Thế nhưng Việt Nam với tỷ lệ sinh chỉ 2 con lại có tiền gửi ngân hàng từ các gia đình khá cao và lãi suất vay thấp.

Cùng lúc đó, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao và nguồn tài chính sẵn có để phục vụ việc phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư trong lĩnh vực tư nhân đã góp phần làm gia tăng việc làm cho người dân.

Hiện nay, Việt Nam đang chứng kiến một thời kỳ hoàng kim của “dân số vàng” và sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm tiếp theo, kể cả khi các quốc gia như Hàn Quốc bắt đầu lo lắng khi phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số bắt đầu xảy ra vào năm 2030.

Chừng đó lý do cũng đã đủ để lý giải vì sao Việt Nam đang trở thành điểm đến không thể chối từ của các nhà đầu tư toàn cầu.

Việt Nam đang sở hữu nguồn lao động trẻ tay nghề cao để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Ảnh:
Việt Nam đang sở hữu nguồn lao động trẻ tay nghề cao để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Ảnh: Anh Tuan/VNA-VNS

Tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam tính trên bình quân đầu người hiện đang cao hơn nhiều so với Trung Quốc. Năm 2021, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 thế giới trong lĩnh vực xuất siêu sang Mỹ, vượt trên cả Đức, Nhật Bản và chỉ sau Trung Quốc và Mexico.

Quy mô của nền kinh tế Việt Nam được dự báo là sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 và theo giá trị tiền tệ hiện nay thì sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2040, và tiếp tục tăng lên mức 1.700 tỷ USD vào năm 2050, tương tự như quy mô của quốc gia có nền kinh tế đứng trong top 10 thế giới hiện nay là Hàn Quốc.

Chính vì vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên khi nhìn thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã quyết định đúng khi đặt niềm tin vào Việt Nam.

Việt Nam được tạp chí danh tiếng của Anh bình chọn là điểm đến lý tưởng trong tháng 3 Việt Nam được tạp chí danh tiếng của Anh bình chọn là điểm đến lý tưởng trong tháng 3
Wanderlust - Tạp chí chuyên về du lịch trải nghiệm, khám phá văn hóa hàng đầu thế giới của Anh quốc, vừa công bố danh sách 20 điểm đến đáng đi nhất trong tháng 3, trong đó có Việt Nam.
Truyền thông Đài Loan: Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn năm 2022 Truyền thông Đài Loan: Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn năm 2022
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và vị thế của đất nước trong thương mại toàn cầu, chuỗi cung ứng của Việt Nam đang liên tục phát triển và trở thành lựa chọn ưu tiên cho sản xuất trong khu vực.
Việt Nam: Điểm đến đầy hứa hẹn với các nhà đầu tư Việt Nam: Điểm đến đầy hứa hẹn với các nhà đầu tư
Trang ETF Trends của Mỹ và hãng tin Sputnik (Nga) mới đây đã có bài viết đánh giá cao triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam, đồng thời cho rằng Việt Nam đang là điểm đến đầu tư đầy hấp dẫn.

Nguyễn Thuận

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tai-sao-viet-nam-la-diem-den-yeu-thich-cua-cac-nha-dau-tu-toan-cau-165237.html

In bài viết