Góp ý Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi):

Hỗ trợ phụ nữ nâng cao kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con không dùng bạo lực

14:00 | 18/03/2022

Ngày 17/3, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Cơ quan phòng, chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) đã tổ chức “Hội thảo góp ý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)” (Luật PCBLGĐ) theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Tăng cường thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em Tăng cường thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em
Các tổ chức xã hội đóng góp nhiều ý kiến cho dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi Các tổ chức xã hội đóng góp nhiều ý kiến cho dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi
Hội thảo góp ý dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) diễn ra sáng 17/3 tại Hà Nội. Ảnh: Phụ nữ Việt Nam
Hội thảo góp ý dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) diễn ra sáng 17/3 tại Hà Nội. Ảnh: Phụ nữ Việt Nam

Theo Cổng thông tin điện tử Hội LHPN Việt Nam, tại Hội thảo các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến đề xuất về sửa đổi một số nội dung trong dự thảo Luật PCBLGĐ theo hướng bình đẳng giới.

Ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XIV đã chỉ ra hai điểm khác biệt chủ yếu của Luật PCBLGĐ so với các tiêu chuẩn quốc tế; từ đó kiến nghị làm rõ khái niệm “thành viên gia đình” để thống nhất với các Luật khác, nghiên cứu sửa đổi Luật theo hướng đảm bảo thủ phạm bạo lực gia đình là người duy nhất phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về BLGĐ, hạn chế sử dụng các biện pháp phạt bằng tiền thay cho kết án, không sử dụng hòa giải gia đình như một giải pháp chủ chốt của Luật PCBLGĐ; quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong phòng, chống BLGĐ và những biện pháp xử lý nếu không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ; quy định các hành vi cụ thể của từng loại BLGĐ; nghiên cứu sửa đổi quy định về phạm vi hòa giải ở cơ sở trong Luật PCBLGĐ…

Góp ý vào trách nhiệm của Hội LHPN Việt Nam trong việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam đề xuất một số quy định trách nhiệm của Hội như: tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ Hội cấp cơ sở; tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ bình đẳng, phòng ngừa bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc bằng phương thức truyền thông, tạo việc làm, trang bị kỹ năng ứng xử…; hỗ trợ phụ nữ nâng cao kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con không dùng bạo lực; phát triển mô hình hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình tại cộng đồng như: Ngôi nhà bình yên, Trung tâm 1 cửa, tổ tư vấn cộng đồng… nhằm bảo vệ phụ nữ khỏi bị bạo lực cả về thể chất lẫn tinh thần.

Làm rõ nội hàm khái niệm “trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em” Làm rõ nội hàm khái niệm “trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em”
Tập huấn về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cho người dân huyện Bảo lâm (Lâm Đồng) Tập huấn về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cho người dân huyện Bảo lâm (Lâm Đồng)

Hồng Vân (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ho-tro-phu-nu-nang-cao-kien-thuc-ky-nang-nuoi-day-con-khong-dung-bao-luc-164871.html

In bài viết