Việt kiều mong muốn doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh chuyển đổi số, hiểu luật pháp quốc tế

16:56 | 11/02/2022

Sáng 11/2, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM đã tổ chức Tọa đàm gặp gỡ kiều bào và người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu với chủ đề “TP.HCM – Sức sống mới sau dịch bệnh COVID-19: Định hướng và phát triển dưới góc nhìn kinh tế”.
TP. Hồ Chí Minh chia sẻ về trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội với bạn bè quốc tế TP. Hồ Chí Minh chia sẻ về trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội với bạn bè quốc tế
Tối 26/1, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức gặp gỡ Tổng lãnh sự, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế, văn phòng kinh tế-văn hóa, hiệp hội doanh nghiệp các quốc gia, vùng lãnh thổ tại thành phố Hồ Chí Minh nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022,
Kiều bào kỳ vọng kinh tế Việt Nam sớm phục hồi và phát triển mạnh mẽ Kiều bào kỳ vọng kinh tế Việt Nam sớm phục hồi và phát triển mạnh mẽ
Dự chương trình Xuân Quê hương 2022, kiều bào bày tỏ nguyện vọng tiếp tục đóng góp cho đất nước, đồng thời kỳ vọng kinh tế Việt Nam sớm phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong năm 2022.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, thay mặt lãnh đạo TP.HCM, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM gửi lời chúc mừng đầu Xuân Nhâm Dần đến các kiều bào, cảm ơn kiều bào, người Việt Nam ở nước ngoài đã dành nhiều tâm trí, tài lực cho thành phố trong giai đoạn trước, trong và sau đại dịch COVID-19.

Việt kiều mong muốn doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh chuyển đổi số, hiểu luật pháp quốc tế
Quang cảnh buổi toạ đàm.

Chia sẻ định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố trong năm 2022, ông Võ Văn Hoan khẳng định, thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) luôn xác định kiều bào, người Việt Nam ở nước ngoài là một nguồn lực quan trọng giúp thành phố hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế-xã hội trong năm 2022 và những năm tiếp theo. TP. HCM trân trọng và mong muốn kiều bào tư vấn, góp ý kiến giúp TP trong các vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống và giải quyết hậu quả do dịch COVID-19; các chương trình phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, xây dựng chính quyền đô thị, mô hình đô thị mới; các giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh…

Thay mặt lãnh đạo Bộ Ngoại giao, ông Phạm Quang Hiệu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài đã cảm ơn sự hỗ trợ, đóng góp của bà con kiều bào đối với sự phát triển đất nước và TP. HCM nói riêng, đặc biệt trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 vừa qua. Với tinh thần dân tộc, luôn hướng về cội nguồn, kiều bào, người Việt Nam ở nước ngoài đã tích cực, kịp thời hỗ trợ trang thiết bị y tế, tài chính, kinh nghiệm phòng, chống dịch giúp đất nước và TP.HCM kiểm soát, đẩy lùi dịch COVID-19.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao ghi nhận các ý kiến đóng góp tâm huyết của đại diện kiều bào, người Việt Nam ở nước ngoài đưa ra tại tọa đàm và cho rằng những đóng góp đó không chỉ có giá trị với riêng TP.HCM mà còn có thể áp dụng với nhiều địa phương khác trên cả nước. Đồng thời bày tỏ tin tưởng TP. HCM sẽ tiếp tục làm tốt công tác người Việt Nam ở nước ngoài, phát huy vai trò là cầu nối huy động nguồn lực của kiều bào cho sự phát triển, giúp TP. HCM đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới.

Việt kiều mong muốn doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh chuyển đổi số, hiểu luật pháp quốc tế
Kiều bào chụp ảnh bên mô hình Cột mốc chủ quyền biển đảo tại Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM.

Đại diện kiều bào, người Việt Nam ở nước ngoài đã chia sẻ những kinh nghiệm, hiến kế cùng những giải pháp thúc đẩy sự ổn định, phát triển kinh tế TP. HCM trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Trong đó tập trung vào những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường quốc tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; công tác quy hoạch, xây dựng các mô hình phát triển y tế bền vững sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh; các giải pháp thu hút, sử dụng nguồn lực từ kiều bào đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của TP. HCM…

Giáo sư Đặng Lương Mô, kiều bào Nhật đề xuất tập trung mọi nỗ lực chuyển đổi số bằng việc tập hợp mọi thành phần có liên quan vào một tổ chức thống nhất, chuyên trách chuyển đổi số, xây dựng xã hội số. Đặc biệt, cần xây dựng nên một nền công nghiệp vi mạch nội địa để đáp ứng mọi nhu cầu chuyển đổi số.

Ông Steve Bùi – kiều bào Nhật, Chủ tịch Tập đoàn Tư vấn và Đầu tư tài chính Delta E&C chia sẻ, đối với việc xuất khẩu hàng Việt Nam ra thế giới, hiện các doanh nghiệp chủ yếu làm theo phong trào, trong khi còn phải tìm hiểu luật pháp quốc tế, quy định của nước sở tại. Ông đề xuất Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM nên thành lập một phòng, tổ tư vấn cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu đi nước ngoài. “Việc này rất hữu ích cho doanh nghiệp và chúng tôi sẵn sàng tham gia”, ông Steve Bùi nói.

Ông Lê Bá Linh, Phó Ban liên lạc kiều bào Lào - Thái Lan, Chủ tịch HĐQT Pacific Foods với kinh nghiệm hơn 10 năm đưa sản phẩm truyền thống của Việt Nam ra thị trường thế giới cho biết sẵn sàng chia sẻ với các doanh nghiệp khác về thủ tục hành chính, hỗ trợ đưa sản phẩm ra nước ngoài.

Thành phố Hồ Chí Minh tham vấn ý kiến kiều bào về phát triển và khắc phục hậu quả dịch bệnh Thành phố Hồ Chí Minh tham vấn ý kiến kiều bào về phát triển và khắc phục hậu quả dịch bệnh
Ngày 14/12, Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) sẽ tổ chức Hội nghị gặp gỡ để kiều bào và người Việt Nam ở nước ngoài. Hội nghị nhằm tham vấn ý kiến đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài cho quá trình phát triển của thành phố, trong đó có việc khắc phục hậu quả dịch bệnh COVID-19.
Thúc đẩy khu kinh tế cộng hưởng TP.HCM +6 hậu COVID-19 Thúc đẩy khu kinh tế cộng hưởng TP.HCM +6 hậu COVID-19
GS.TS Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) cho rằng, TP.HCM cần hình thành và thúc đẩy khu kinh tế cộng hưởng với 6 tỉnh phụ cận.

Phạm Lý

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/viet-kieu-mong-muon-doanh-nghiep-trong-nuoc-day-manh-chuyen-doi-so-hieu-luat-phap-quoc-te-162924.html

In bài viết