Sẽ giảm 50% số hộ nghèo trong 5 năm tới

14:36 | 19/01/2022

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu là đến năm 2025 phấn đấu giảm 50% số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao quà Tết cho các hộ nghèo ở Đà Nẵng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao quà Tết cho các hộ nghèo ở Đà Nẵng
Tiếp tục chuyển biến mạnh hơn trong các lĩnh vực lao động, xã hội, người có công Tiếp tục chuyển biến mạnh hơn trong các lĩnh vực lao động, xã hội, người có công
Phấn đấu đến năm 2025 giảm 50% số hộ nghèo và hộ cận nghèo (Ảnh minh họa)
Phấn đấu đến năm 2025 giảm 50% số hộ nghèo và hộ cận nghèo (Ảnh minh họa)

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu giảm nghèo bền vững, đa chiều.

Theo đó, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương chiếm 64% (tương đương 48.000 tỷ đồng), vốn ngân sách địa phương là gần 12.700 tỷ đồng, còn lại huy động nguồn lực hợp pháp khác.

Chương trình đặt ra mục tiêu cụ thể về tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì ở mức 1%-1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm.

Mục tiêu đến năm 2025 sẽ giảm 50% số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia.

Bộ LĐ-TB&XH là cơ quan chủ trì quản lý chương trình, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và địa phương trình Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình.

Trước đó, Bộ LĐ-TB&XH đã có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu tổng quát của chương trình là giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống, hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Kế hoạch thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư về giảm nghèo bền vững

Kế hoạch thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư về giảm nghèo bền vững

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 160/NQ-CP Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

Tháo gỡ khó khăn cho học sinh nghèo học tập trực tuyến

Tháo gỡ khó khăn cho học sinh nghèo học tập trực tuyến

Thủ tướng vừa trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, Quốc hội khóa XV về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho học sinh nghèo học tập trực tuyến.

Xóa đói giảm nghèo - điểm sáng trong bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam

Xóa đói giảm nghèo - điểm sáng trong bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam

“Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội” là nội dung Điều 34, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên thực tế, trong hơn 30 năm qua, Việt Nam trở thành hình mẫu thành công trên thế giới về xóa đói giảm nghèo và là một trong số 30 quốc gia áp dụng cách tiếp cận giảm nghèo đa chiều, một điểm sáng về bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam, không ai có thể phủ nhận.

Trọng Sang

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/se-giam-50-so-ho-ngheo-trong-5-nam-toi-161632.html

In bài viết