Nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú tại huyện Nậm Pồ, Điện Biên

12:17 | 29/12/2021

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng từng bữa ăn trong hệ thống trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ (Điện Biên) còn triển khai bữa sáng có sữa cho các học sinh bậc tiểu học, với mong muốn các em phát triển toàn diện cả Trí – Thể - Mỹ.
Nậm Pồ giữ màu xanh cho biên cương Nậm Pồ giữ màu xanh cho biên cương
Là huyện nghèo biên giới, trong những năm qua bên cạnh phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo Nậm Pồ (Điện Biên) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Nậm Pồ (Điện Biên): Chức sắc, chức việc, trưởng các điểm nhóm tôn giáo cùng chính quyền phòng chống dịch Covid-19 Nậm Pồ (Điện Biên): Chức sắc, chức việc, trưởng các điểm nhóm tôn giáo cùng chính quyền phòng chống dịch Covid-19
Nhằm phát huy vai trò của các chức sắc, chức việc, trưởng các điểm nhóm tôn giáo trong công tác phòng chống dịch Covid-19, Huyện ủy Nậm Pồ tổ chức gặp mặt trao đổi thông tin, phòng chống dịch trên địa bàn.

Bữa cơm níu kéo trò nghèo

Chiều cuối năm 2021, trời vùng biên như đổ sập vào màn đêm khi màn sương mù quấn theo gió núi bao bọc và len lỏi đến các bản làng. Cả vùng biên giới Nậm Pồ như chìm vào trong màn đêm.

Phá vỡ bầu không khí tĩnh lặng trên mảnh đất núi rừng biên cương là những tiếng nói, tiếng cười của trò nghèo trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Nhừ. Tuy nhiên, chỉ sau một hồi trống hiệu lệnh như một thói quen tất cả đã xếp hàng ngay ngắn theo từng lớp để chuẩn bị cho bữa cơm tối. Mặc dù, là học sinh tiểu học song các em đã khá nề nếp, ngăn nắp, sạch sẽ và đầy tính kỷ luật cao trong giờ ăn.

Nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú tại huyện Nậm Pồ, Điện Biên
Những bữa cơm giản dị đã và đang mang đến cho những học sinh nghèo có cơ hội cắp sách tới trường

Trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị Thúy, Hiệu trưởng trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Nhừ cho biết: Hiện nhà trường có 518 em học sinh đang theo học, trong đó có 248 học sinh được hưởng chế độ bán trú theo quy định. Từ khi Trường được công nhận là trường PTDTBT, đây không chỉ là niềm vui của những học trò nghèo mà còn là động lực để các thầy, các cô phấn đấu trong sự nghiệp trồng người nơi biên cương khó khăn này.

Đã không còn những ngày các thầy, cô phải trèo đèo, lội suối, băng rừng, ngủ lán, đi từng lán, gõ cửa từng nhà để vận động cha mẹ cho con em mình đến trường học con chữ. Mô hình trường PTDTBT đã khẳng định được tính ưu việt trong việc giải quyết các vấn đề về duy trì sĩ số học sinh ra lớp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện trên địa bàn xã đã nhiều gia đình có từ 2- 3 con đang ăn ở và học tập tại trường theo diện bán trú.

Nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú tại huyện Nậm Pồ, Điện Biên
Khẩu phần ăn hàng ngày luôn có một hộp sữa

“Sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện về việc triển khai bữa sáng có sữa cho các em học sinh bậc tiểu học đã cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao năng lực và thể lực cho học sinh tiểu học của trường. Vì Nậm Pồ là một huyện nghèo vùng biên, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, dịch vụ thương mại không phát triển nên những năm học trước nhà trường chỉ nấu bữa trưa và bữa tối cho các em còn bữa sáng các em ăn mỳ tôm hoặc bánh mỳ. Nhiều lúc muốn cho các con ăn những món ăn khác để có thêm dinh dưỡng cho bữa sáng cũng khó vì điều kiện địa phương không cho phép. Việc có thêm hộp sữa vào bữa sáng đã cải thiện dinh dưỡng cho các con. Không chỉ góp phần nâng cao thể lực và trí lực cho học sinh mà còn tạo niềm tin và sự yên tâm của các bậc phụ huynh khi gửi con em mình vào trường học.”. Cô Thúy nói.

Hộp sữa – Điều ước thành hiện thực

Năm học 2021 – 2022 huyện Nậm Pồ có 40 trường, trong đó 22 trường thuộc hệ thống trường PTDTBT. Trao đổi với ông Ngô Xuân Chiến, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết: Huyện Nậm Pồ chính thức được thành lập vào tháng 6 năm 2013. Hiện trong tổng số 15 xã toàn huyện thì có tới 8 xã thuộc khu vực biên giới, đặc biệt khó khăn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 70%. Do vậy, hộp sữa là ước mơ đối với con em đồng bào dân tộc nơi đây. Câu chuyện mỗi ngày có hộp sữa lại là điều xa sỉ với những học sinh nghèo trong hệ thống trường PTDTBT.

Nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú tại huyện Nậm Pồ, Điện Biên
Tỷ lệ học sinh chuyên cần luôn đạt trên 98%

Xác định sữa là một trong tám nhóm thực phẩm khuyến cáo nên sử dụng trong việc phát triển toàn diện của trẻ em. Với tinh thần trách nhiệm và vì sự phát triển thế hệ trẻ năm học 2021 – 2022 Phòng Giáo dục và Đào tạo đã triển khai bữa sáng có sữa cho học sinh bậc tiểu học tại hê thống trường PTDTBT. Tuy nhiên, với nguồn kinh phí hạn chế được trích ra từ nguồn hỗ trợ của mỗi học sinh hàng tháng theo Nghị định 116/NĐ-CP, ngoài việc lo cho các em hai bữa ăn chính tròng ngày (trưa và tối) đảm bảo chất lượng, đủ dinh dưỡng thì việc triển khai mỗi bữa sáng 1 hộp sữa là việc khó.

Để thực hiện việc bữa sáng có sữa ở bậc tiểu học Phòng đã tiến hành họp các hiệu Trưởng thống nhất cách làm là sẽ trích một phần từ tiền hỗ trợ các em học sinh thuộc diện bán trú. Số tiền hàng tháng mà học sinh bán trú được nhận là: 596.000đ/học sinh/tháng, theo quy định tại Nghị định 116. Đối với bậc tiểu học chỉ ăn 5 ngày/tuần còn đối với bậc THCS thì các em ăn 6 ngày/ tuần. Theo đó, nếu chia số tiền mà các em được hỗ trợ tính theo ngày đi học thì tiền ăn: bậc tiểu học là 27.000 đồng/ngày và bậc THCS sẽ là 23.000 đồng/ngày.

Để có tiền mua sữa vào khẩu phần cho các cháu bậc tiểu học Phòng đã tiến hành chỉ đạo các trường tiểu học cho các cháu ăn bằng số tiền ở bậc THCS là 23.000đồng/ngày. Số tiền chênh lệch sẽ được dùng để mua sữa cho các em vào bữa sáng hàng ngày trong tuần. Ngoài ra, Phòng chỉ đạo các trường dừng việc mua các loại thực phẩm chế biến sẵn như: bánh mỳ, bánh rán, mỳ tôm… mà tiến hành nấu cơm cho các cháu ăn vào buổi sáng. Bên cạnh đó đề nghị nhà cung ứng thực phẩm trích lại một phần lợi nhuận để hỗ trợ nhà trường chi trả thù lao cho người nấu cơm phục vụ các cháu buổi sáng. Như vậy, bậc tiểu học mỗi bữa sáng sẽ là 7 000đ/ học sinh, trong đó có một hộp sữa và bữa sáng (gạo được nhà nước hỗ trợ).

Nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú tại huyện Nậm Pồ, Điện Biên
Hê thống các trường học PTDTBT ở huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ đang được xây dựng ngày một khang trang

Việc triển khai bữa sáng có sữa đối với học sinh tiểu học được hưởng chính sách bán trú theo quy định không chỉ hiện thực hóa “giấc mơ sữa” của con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa mà còn cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất vì một tương lai trẻ em phát triển toàn diện Trí - Thể - Mỹ. Một trí tuệ minh mẫn, một nhân cách tốt trong một cơ thể khỏe mạnh sẽ là những yếu tố tạo ra một thế hệ, nguồn nhân lực kế thừa vững vàng cho vùng đất biên cương Tổ quốc./.

Nậm Pồ - mùa gặt vùng biên Nậm Pồ - mùa gặt vùng biên
Những ngày này đến với mảnh đất biên cương Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đâu đâu cũng được thấy những cánh đồng lúa chín nhuộm vàng các bản làng vùng cao.
Quỹ sữa vươn cao Việt Nam kịp thời đến với trẻ em Điện Biên trong mùa dịch Quỹ sữa vươn cao Việt Nam kịp thời đến với trẻ em Điện Biên trong mùa dịch
Những chuyến xe của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam đã vượt hàng trăm km đường núi, kịp thời mang theo những hộp sữa Vinamilk đến với 400 em học sinh tiểu học đang phải cách ly của tỉnh Điện Biên. Ngoài sữa, nhiều quà tặng khác từ Vinamilk cũng đã được gửi tới các em khi các chuyến xe cũng đến đúng vào dịp quốc tế thiếu nhi 1/6.

Duy Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nang-cao-chat-luong-bua-an-cho-hoc-sinh-pho-thong-dan-toc-ban-tru-tai-huyen-nam-po-dien-bien-160365.html

In bài viết