Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới

06:28 | 05/10/2021

Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Du lịch phải khôi phục và phát triển trong trạng thái “sống chung” với COVID-19 Du lịch phải khôi phục và phát triển trong trạng thái “sống chung” với COVID-19
Ngành du lịch sẽ triển khai chiến dịch truyền thông kích cầu du lịch với thông điệp “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” và “Du lịch Việt Nam an toàn hấp dẫn”; thí điểm đón khách quốc tế an toàn tại Phú Quốc (Kiên Giang).
Tăng cường hợp tác du lịch, kết nối văn hoá giữa Hà Nội với Lào và Campuchia Tăng cường hợp tác du lịch, kết nối văn hoá giữa Hà Nội với Lào và Campuchia
Trong thời gian qua, nhờ xúc tiến quảng bá nên lượng lượng khách du lịch Lào và Campuchia đến Hà Nội đã có sự tăng trưởng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch và còn thấp so với lượng khách các nước trong khối ASEAN đến Hà Nội.

Khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng trải rộng trên diện tích gần 413.512 ha, bao gồm toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và một phần diện tích của 5 huyện (Đak Đoa, Mang Yang, Kbang, Chư Păh, Đak Pơ), thị xã An Khê.

Khu dự trữ được khoanh vùng thành ba khu chức năng gồm hai vùng lõi là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng; vùng đệm và vùng chuyển tiếp.

Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới
Khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng trải rộng trên diện tích gần 413.512 ha.

Tầm quan trọng của Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng thể hiện ở mức độ đa dạng sinh học, trong đó nhiều loại quý hiếm. Đây cũng là nơi có diện tích rừng nhiệt đới trên núi cao tương đối lớn ở Tây Nguyên.

Nằm trong Khu Dự trữ sinh quyển Cao Nguyên Kon Hà Nừng có Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Nơi đây có khoảng 1.754 loài thực vật bậc cao, 91 loài thực vật bậc thấp; 87 loài thú, 326 loài chim, 77 loài bò sát cùng nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Đặc biệt ở đây còn có một số loài đặc hữu mới phát hiện như chim khướu Kon Ka Kinh, voọc chà vá chân xám...

Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới
Thác K50 nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng được ví như nàng công chúa nằm ẩn mình giữa núi rừng Tây Nguyên bởi vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết.

Ngoài ra, tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, xác định có 863 loài thực vật, trong đó có 22 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 7 loài trong Sách đỏ thế giới.

Về động vật hoang dã có xương sống, nơi đây ghi nhận được 380 loài; trong đó, 80 loài thú, 228 loài chim, 38 loài bò sát, 34 loài lưỡng cư. Hiện có 64 loài động vật hoang dã có xương sống nằm trong danh mục các loài cần được ưu tiên bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế.

Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới
Hệ động thực vật ở Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng rất phong phú.

Không chỉ đa dạng các hệ động, thực vật, sinh thái, Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng còn chứa đựng kho tàng di sản văn hóa phong phú và đặc sắc với nhiều đặc trưng nổi bật về các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống.

Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới
Voọc chà vá chân xám là một trong những loài động vật quý hiếm ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Báo Gia Lai

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, việc hai khu dự trữ sinh quyển thế giới được công nhận thể hiện rõ nét những nỗ lực của Việt Nam trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng như thể hiện cam kết của Việt Nam trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới
Gà lôi văn ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.
Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới
Những cây cổ thụ hàng trăm năm trong rừng Quốc Gia Kon Ka Kinh.

Việc Kon Hà Nừng được ghi danh là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới cũng cho thấy, đây là giải pháp đột phá để đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; thể hiện rõ nét sự hợp tác giữa Bộ Ngoại giao với Gia Lai. Chính vì vậy, Thứ trưởng mong muốn, hợp tác giữa Bộ Ngoại giao với hai tỉnh tiếp tục duy trì và phát triển trong thời gian tới nhằm triển khai hiệu quả chủ trương hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện, sâu rộng mà Đảng, Nhà nước ta đã xách định trong thời gian qua.

Cận cảnh những kiệt tác nghệ thuật khổng lồ trên đồng lúa Nhật Bản Cận cảnh những kiệt tác nghệ thuật khổng lồ trên đồng lúa Nhật Bản
Để tạo nên các bức tranh đồng lúa này, người ta đã dùng các loại lúa khác nhau để tạo màu sắc như xanh, vàng, tím, đen, nâu...
Đại sứ Armenia Vahram Kazhoyan: Thuận lợi nhất là hợp tác du lịch và giáo dục Đại sứ Armenia Vahram Kazhoyan: Thuận lợi nhất là hợp tác du lịch và giáo dục
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 Quốc khánh nước Cộng hòa Armenia (21/9/ 1991- 21/9/2021), trả lời phỏng vấn Thời Đại, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Armenia tại Việt Nam Vahram Kazhoyan cho biết, hai nước cần hợp tác du lịch và giáo dục trong thời gian tới.

Khang Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cao-nguyen-kon-ha-nung-gia-lai-duoc-unesco-cong-nhan-la-khu-du-tru-sinh-quyen-the-gioi-152661.html

In bài viết