Việt Nam đã chi hơn 3 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong 8 tháng năm 2021

07:10 | 20/09/2021

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2021, hoạt động nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tăng mạnh 30,9% so với cùng kỳ năm 2020, đạt gần 3,33 tỷ USD.
Cần tiếp tục đánh giá hiệu lực bảo vệ của vaccine Nanocovax Cần tiếp tục đánh giá hiệu lực bảo vệ của vaccine Nanocovax
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới La Habana, bắt đầu thăm hữu nghị chính thức Cuba Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới La Habana, bắt đầu thăm hữu nghị chính thức Cuba

Tổng cục Hải Quan cho biết, Argentina tiếp tục là thị trường cung cấp thức ăn chăn nuôi lớn nhất cho Việt Nam, đạt gần 1,14 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ 2020 và chiếm 34,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ Mỹ đạt 552,39 triệu USD, tăng mạnh 67,5% so với cùng kỳ, chiếm 16,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (là thị trường cung cấp thức ăn chăn nuôi lớn thứ hai của Việt Nam). Thị trường lớn thứ ba là Brazil với 393,49 triệu USD, tăng mạnh 57,4% so với cùng kỳ, chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch.

Cũng trong 8 tháng qua, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ thị trường EU trong 8 tháng đầu năm cũng tăng mạnh trên 55,9% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 273,21 triệu USD. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ thị trường Đông Nam Á tăng 17%, đạt 244,22 triệu USD.

Việt Nam đã chi hơn 3 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong 8 tháng năm 2021
Ảnh minh họa

Tổng cục Hải quan nhận định, hoạt động nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ hầu hết các thị trường chủ đạo trong 8 tháng năm 2021 đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam, thời gian qua ngành chăn nuôi trong nước tăng trưởng mạnh đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng số 1 khu vực Đông Nam Á và thứ 10 thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi, với mức tăng trưởng bình quân 13-15%/năm.

Đáng nói, việc sản xuất và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài (nhập 70-85% nguyên liệu). Đây chính là nguyên nhân đẩy giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng cao mỗi khi giá thức ăn chăn nuôi thế giới biến động mạnh. Ngoài ra, hơn 60% thị phần thức ăn chăn nuôi trong nước đang nằm trong tay các doanh nghiệp FDI.

Dự báo, nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam trong thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục tăng, Việt Nam sẽ cần khoảng 28- 30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, trị giá 12-13 tỷ USD với mức tăng trưởng trung bình 11 – 12%/năm.

Không đủ căn cứ để cho rằng virus SARS-CoV-2 lây nhiễm qua bao bì và thùng đựng thanh long Không đủ căn cứ để cho rằng virus SARS-CoV-2 lây nhiễm qua bao bì và thùng đựng thanh long
Liên quan đến thông tin về việc chính quyền Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) thông báo tạm dừng thông quan nhập khẩu đối với mặt hàng thanh long của Việt Nam, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định, đến nay chưa có một tổ chức nào trên thế giới công bố kết quả khoa học chứng minh virus SARS-CoV-2 lây nhiễm trên hàng hoá.
Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long qua lối mở Km3+4 Quảng Ninh Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long qua lối mở Km3+4 Quảng Ninh
Bộ Công Thương mới nhận được thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh về việc Chính quyền Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) thông báo tạm dừng thông quan nhập khẩu đối với mặt hàng thanh long của Việt Nam qua khu vực Cầu phao tạm Đông Hưng (phía Việt Nam là Điểm xuất hàng Km3+4, Quảng Ninh) trong vòng 7 ngày (từ ngày 15 – 21/9) do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì bọc quả thanh long và thùng các-tông đựng thanh long nhập khẩu từ Việt Nam.
Hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 chịu thuế thế nào? Hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 chịu thuế thế nào?
Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Tào Đạt

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/viet-nam-da-chi-hon-3-ty-usd-nhap-khau-thuc-an-chan-nuoi-trong-8-thang-nam-2021-151266.html

In bài viết