Việt Nam sẽ trở thành trung tâm chế biến thủy sản hàng đầu thế giới

21:35 | 17/08/2021

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 16/8/2021 phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030 nhằm phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Chính phủ dự chi 78.850 tỷ đồng cho phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 Chính phủ dự chi 78.850 tỷ đồng cho phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025
Mục tiêu của chương trình là phát triển lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản.
Kiên Giang: Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản ngưng hoạt động Kiên Giang: Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản ngưng hoạt động
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, hiện đã có hơn một nửa số doanh nghiệp chế biến thủy sản tại khu vực cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang), phải tạm ngưng hoạt động do không đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch covid.

Đề án đặt mục tiêu phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Việt Nam sẽ trở thành trung tâm chế biến thủy sản hàng đầu thế giới
Ảnh minh hoạ.

Hình thành một số tập đoàn, doanh nghiệp chế biến hiện đại

Đề án phấn đấu đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản chế biến đạt trên 6%/năm. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm thủy sản chế biến giá trị gia tăng đạt trung bình trên 40% (trong đó tôm đạt 60%, cá tra đạt 10%, cá ngừ đạt 70%, mực và bạch tuộc đạt 30%, thủy sản khác đạt 30%).

Trên 70% số lượng cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất từ trung bình tiên tiến trở lên.

Hình thành một số tập đoàn, doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện đại, có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm thế giới.

Giá trị chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa đạt 40.000 - 45.000 tỷ đồng. Góp phần vào giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 14-6 tỷ USD.

Đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao

Để đạt được những mục tiêu trên, Đề án đề ra các nhiệm vụ cần thiết, như tổ chức thực hiện việc kiểm soát và phát triển nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản từ nuôi trồng, khai thác và nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp chế biến, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; tuân thủ các điều kiện, quy định của Việt Nam và thông lệ quốc tế; đảm bảo các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, tránh gian lận xuất xứ, gian lận thương mại.

Thu hút đầu tư hình thành các tập đoàn, công ty chế biến thủy sản lớn có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm thế giới; nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; nâng cao năng lực chế biến, trình độ công nghệ đối với các cơ sở chế biến tiêu thụ thủy sản trong nước, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm chế biến thủy sản.

Đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chú trọng tới nhóm sản phẩm chủ lực (tôm, cá tra, cá ngừ); đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ cá ngừ, rong tảo biển và phụ phẩm; tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị cao phục vụ ngành thực phẩm, hoá dược.

Phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản; tổ chức lại chuỗi sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản chế biến…

Giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc ở huyện biên giới Mèo Vạc Giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc ở huyện biên giới Mèo Vạc
Xác định, phát triển du lịch (DL) gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc góp phần tạo động lực cho KT – XH phát triển nhanh và bền vững, đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Vì vậy, thời gian qua, huyện Mèo Vạc huy động sự vào cuộc của các cấp ủy...
Kiên Giang: Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản ngưng hoạt động Kiên Giang: Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản ngưng hoạt động
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, hiện đã có hơn một nửa số doanh nghiệp chế biến thủy sản tại khu vực cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang), phải tạm ngưng hoạt động do không đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch covid.
Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030
Đến năm 2030, ít nhất 50% thanh niên sử dụng thành thạo các phương tiện kĩ thuật số phục vụ mục đích giao tiếp, truyền thông, kinh doanh trên nền tảng kinh tế số.

Khánh An

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/viet-nam-se-tro-thanh-trung-tam-che-bien-thuy-san-hang-dau-the-gioi-148019.html

In bài viết