Mục tiêu hoàn thành tuyến Vành đai 3, 4 TP.HCM trong giai đoạn 2021- 2025

11:31 | 10/06/2021

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình giao Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng điều phối tổ chức triển khai thực hiện các dự án trên toàn tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 TP.HCM; phấn đấu hoàn thành 2 tuyến trên trong giai đoạn 2021-2025.
Ông Phan Văn Mãi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Ông Phan Văn Mãi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM
Danh sách 94 người trúng cử đại biểu HĐND TP.HCM nhiệm kỳ 2021-2026 Danh sách 94 người trúng cử đại biểu HĐND TP.HCM nhiệm kỳ 2021-2026
Sơ đồ quy hoạch các tuyến đường Vành đai 3 và 4. Ảnh: Lao Động
Sơ đồ quy hoạch các tuyến đường Vành đai 3 và 4 (Ảnh: Lao Động)

Đường Vành đai 3 TPHCM có chiều dài hơn 98km, được phê duyệt từ 10 năm trước. Hai dự án thành phần 1A (tỉnh lộ 25B - cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây) và 1B (cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - xa lộ Hà Nội, TP. Thủ Đức) đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Các dự án thành phần 2A, 2B, đoạn 3, đoạn 4 đang hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Kinh phí giải phóng mặt bằng làm dự án Vành đai 3 thuộc địa phận TP.HCM được xác định khoảng 26.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay tuyến Vành đai 3 mới chỉ hoàn thành 16,3km/89km.

Đường Vành đai 4 có chiều dài 198km, mức đầu tư sơ bộ khoảng 100.000 tỷ đồng, đã hoàn thành 11km. Tuyến đường này được kỳ vọng kết nối các khu kinh tế trọng điểm phía Nam với cảng Hiệp Phước, cảng Long An, cảng Phú Mỹ, cảng hàng không quốc tế Long Thành….

Đường Vành đai 3, Vành đai 4 TP.HCM là các tuyến vành đai cao tốc đô thị, kết nối các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; liên kết, phát huy hiệu quả các tuyến đường bộ cao tốc và quốc lộ hướng tâm, góp phần giảm ùn tắc giao thông khu vực nội đô TP.HCM và thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. Mặc dù có vai trò rất quan trọng, nhưng việc tổ chức triển khai thực hiện rất chậm, không tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, đặc biệt là TP.HCM.

Việc chậm triển khai 2 tuyến này đã dẫn đến chi phí giải phóng mặt bằng tăng nhiều lần, làm tăng chi phí đầu tư, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và khu vực...

Để sớm hoàn thành 2 tuyến đường này đáp ứng tiến độ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các địa phương liên quan lập phương án phân chia các dự án thành phần, theo hướng triển khai tối đa theo phương thức PPP; hướng dẫn và đôn đốc các địa phương lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án; các địa phương có trách nhiệm bố trí vốn giải phóng mặt bằng; phần vốn tham gia của nhà nước trong các dự án PPP sử dụng kết hợp ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.

Bộ GTVT và các địa phương có liên quan lưu ý rà soát điều chỉnh quy hoạch, tích hợp quy hoạch, hướng tuyến cho phù hợp để giảm chi phí giải phóng mặt bằng, hạn chế tối đa sử dụng đất rừng (nếu có). Đồng thời, đầu tư hệ thống đường song hành, đường gom để khai thác giá trị đất đai, phát triển khu đô thị, cơ sở hạ tầng, du lịch, dịch vụ, các cụm công nghiệp..., thực hiện đấu giá quỹ đất để tạo vốn đầu tư hạ tầng giao thông. Phương án thu phí đường cao tốc cần thực hiện theo hình thức không dừng để giảm chi phí đầu tư trạm thu phí, tăng hiệu quả khai thác.

Các địa phương rà soát quỹ đất trong phạm vi giải phóng mặt bằng (bao gồm cả quỹ đất hai bên đường), cương quyết thu hồi các dự án không triển khai theo tiến độ cam kết để thực hiện các thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định. Đồng thời, triển khai ngay phương án tái định cư, bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất, chú ý tái định cư tại chỗ; di dời hạ tầng kỹ thuật để kịp tiến độ giải phóng mặt bằng.

Bộ Tài chính nghiên cứu cơ chế cho các địa phương vay vốn từ Quỹ bảo hiểm xã hội, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các nguồn vốn khác để thực hiện giải phóng mặt bằng.

Bộ GTVT thực hiện chức năng điều phối tổ chức triển khai thực hiện các dự án trên toàn tuyến Vành đai 3 và Vành đai 4.

Bộ GTVT xây dựng báo cáo tổng thể kế hoạch triển khai thực hiện, lấy ý kiến các bộ, ngành và địa phương liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6/2021. Đồng thời, Bộ GTVT thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 (trong đó tuyến Vành đai 3 và Vành đai 4 TP.HCM), trình các cấp có thẩm quyền quyết định một số cơ chế, chính sách đặc thù để áp dụng chung. Phấn đấu tuyến Vành đai 4 hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025.

Mới đây, trong cuộc họp tại TP.HCM vào sáng 14/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cũng nhấn mạnh, với tuyến đường Vành đai 2, TP.HCM phải hoàn thành trong năm 2022, tuyến đường Vành đai 3 phải xong trước 2025.

TP.HCM giãn cách xã hội toàn thành phố 15 ngày, từ 0h ngày 31/5 TP.HCM giãn cách xã hội toàn thành phố 15 ngày, từ 0h ngày 31/5
TP.HCM yêu cầu giãn cách xã hội trên toàn thành phố theo chỉ thị 15, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) theo chỉ thị 16. Quyết định có hiệu lực từ 0h ngày 31/5, kéo dài 15 ngày.
TPHCM tích cực hơn nữa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh TPHCM tích cực hơn nữa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiểu sao cho đúng về 18% ngân sách giữ lại đối với TP.HCM? Hiểu sao cho đúng về 18% ngân sách giữ lại đối với TP.HCM?
Một số tài khoản mạng xã hội cho rằng việc TP.HCM giữ lại 18% ngân sách là nhiều, việc nâng tỷ lệ giữ lại này là không cần thiết và TP.HCM hưởng các khoản thu "đáng lý ra không thuộc về mình". Tuy nhiên, đây là cách nhìn chưa thật sự chính xác.

Trọng Sang

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/muc-tieu-hoan-thanh-tuyen-vanh-dai-3-4-tphcm-trong-giai-doan-2021-2025-141703.html

In bài viết