Ước vọng da cam:

Người phụ nữ 'da cam' dệt ước mơ cho những nạn nhân khác

15:00 | 07/06/2021

Chiến tranh đã đi xa nhưng những hậu quả để lại sẽ vẫn mãi hiện hữu. Những vết thương do chất độc da cam/dioxin vẫn đang ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ của rất nhiều người dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong số đó vẫn nhiều người đã tự mình vượt lên số phận và trở thành chỗ dựa cho những nạn nhân da cam khác.
Dù chỉ là tiếng nói nhỏ bé nhưng tôi muốn đem nó cho các nạn nhân da cam Dù chỉ là tiếng nói nhỏ bé nhưng tôi muốn đem nó cho các nạn nhân da cam
Hạnh phúc giản đơn là được bên các con lâu hơn Hạnh phúc giản đơn là được bên các con lâu hơdufGawjp

Nhiều nạn nhân da cam đang hàng ngày vượt qua nỗi đau, vươn lên trong cuộc sống. Họ là tấm gương tiếp thêm nghị lực cho những người cùng cảnh ngộ. PV Tạp chí Thời Đại đã may mắn gặp được một trong những tấm gương ấy. Đó là chị Nguyễn Thanh Bình, người được mệnh danh là "Người phụ nữ 'da cam' dệt ước mơ cho những nạn nhân khác".

Tạo cơ hội cho nhiều nạn nhân da cam hòa nhập cộng đồng

nạn nhân chất độc da cam, là người khuyết tật (NKT) nên chị Nguyễn Thanh Bình (43 tuổi, thôn Tam Lạc, xã Vũ Lạc, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) luôn đồng cảm với những người có cùng cảnh ngộ.

Vượt lên nỗi đau 'da cam'
Chị Nguyễn Thanh Bình là nạn nhân chất độc da cam gián tiếp mức 2.

Bố mẹ chị hiện là cán bộ hưu trí. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bố chị Bình tham gia quân ngũ, chiến đấu tại chiến trường Miền Đông Nam bộ từ năm 1970 đến năm 1976 và là nạn nhân trực tiếp chất độc da cam/dioxin. Sau đó, ông xuất ngũ về làm công nhân tại Xí nghiệp cơ khí Ca nô xà lan Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Mẹ chị thì làm cán bộ hành chính cùng cơ quan.

Gia đình chị có 3 chị em, hai gái một trai, chị là con lớn trong gia đình. Ba chị em đều đã xây dựng gia đình và có công việc ổn định. Bản thân chị Bình mở cửa hàng may thời trang từ năm 1995 và duy trì phát triển nghề cho đến nay.

Hiện tại, cửa hàng may của chị có 3 thợ chuyên may các loại quần áo, comple, váy đầm thời trang theo yêu cầu của khách hàng với công suất bình quân khoảng 2.800 bộ/năm. Mức lương thu nhập bình quân của thợ đạt khoảng từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.

Với mục đích giúp cho nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật và các đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế trong xã hội, chị đã thường xuyên mở lớp dạy nghề cho người lao động nông thôn, người khuyết tật/nạn nhân chất độc da cam, lao động xuất khẩu, học sinh sinh viên…

Bỏ lại nỗi đau 'da cam', vươn lên giúp đỡ những người cùng cảnh
Cơ sở may của chị Nguyễn Thanh Bình chỉ với 3 nhân lự nhưng công suất bình quân khoảng 2.800 bộ/năm.

Bên cạnh đó, chị luôn đồng cảm với những người có cùng cảnh ngộ. Chị Nguyễn Thanh Bình luôn chia sẻ với những người thợ của mình về những khó khăn, vất vả trong cuộc sống của họ, tạo điều kiện để họ được làm việc và có thu nhập ổn định.

Song song với việc sản xuất kinh doanh, chị còn tổ chức nhiều lớp dạy nghề, truyền nghề cho nhiều đối tượng là người khuyết tật, là con em gia đình chính sách xã hội và những người bình thường khác.

"Đối với những người thuộc gia đình chính sách xã hội, hay người có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi đã giảm cho họ 50% học phí. Còn những người là người khuyết tật hay nhiễm chất độc da cam/dioxin thì được giảm 100% phí học nghề", chị Bình chia sẻ.

Hiện nay, chị Nguyễn Thanh Bình đang là chủ tịch Hội người khuyết tật tỉnh Thái Bình, là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội.

Vượt lên nỗi đau 'da cam'
Chị đang giữ cương vị là chủ tịch Hội người khuyết tật tỉnh Thái Bình.

Nhiệm vụ của chị là cùng với Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội, vận động, thúc đẩy việc thực hiện các chính sách liên quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật trong đó có nạn nhân chất độc da cam bị tật nguyền.

Ngay từ những năm đầu thành lập Hội, chị luôn mong muốn cuộc sống của người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam tại tỉnh Thái Bình sẽ dần được cải thiện và có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội để hòa nhập cộng đồng.

Chị cùng Hội đã từng bước đẩy mạnh việc tham gia xây dựng chính sách, phản biện xã hội cũng như việc trợ giúp pháp lý cho hội viên,... tiến tới bình đẳng vào các hoạt động xã hội, hòa nhập cộng đồng.

Đặc biệt, chị Bình còn tham gia góp ý, xây dựng báo cáo độc lập về giám sát thực thi Công ước Liên hợp Quốc về quyền của người khuyết tật và nhiều hoạt động khác.

Thông qua đó, chị nhận được rất nhiều bằng khen từ trung ương đến địa phương.

Năm 2015, chị Nguyễn Thanh Bình nhận bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào sản xuất kinh doanh của NKT của UBND tỉnh Thái Bình. Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cũng trao tặng bằng khen cho chị Bình vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “vì nạn nhân chất độc da cam” giai đoạn 2011 – 2015.

Cũng trong năm này, Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam trao tặng bằng khen cho chị Nguyễn Thị Bình đã có thành tích vượt khó vươn lên trong lao động, học tập giai đoạn 2013 – 2015.

Năm 2016, chị Bình vinh dự nhận giấy chứng nhận "Gương tình nguyện tiêu biểu, có đóng góp xuất sắc cho tuổi trẻ và cộng đồng giai đoạn 2011 - 2016" của Hội LHTN Việt Nam tỉnh Thái Bình. Đồng thời, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng trao bằng khen "Đã có thành tích xuất sắc tham gia phong trào Phụ nữ và hoạt động Hội LHPN Việt Nam" cho chị.

Dù đã đạt được nhiều thành tích đáng quý, bản thân chị Bình luôn ý thức phải không ngừng học hỏi, tích cực tham gia các khóa tập huấn, các chương trình hội thảo nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc của Hội NKT tỉnh Thái Bình. Chị luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, được anh chị em trong Hội tin tưởng quý trọng.

Chị Bình mong muốn trong thời gian tới, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể sẽ quan tâm hơn về vấn đề phục hồi chức năng, nâng cao năng lực cho người khuyết tật, những nạn nhân chất độc da cam, tổ chức nhiều chương trình phù hợp, các lớp dạy nghề ở Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Ngoài vấn đề chăm sóc sức khỏe thì vấn đề giúp đỡ NKT học văn hóa, học nghề cũng rất cần thiết.

"Về phía Hội chúng tôi, trong thời gian tới, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục thực hiện dự án do Đan Mạch tài trợ đối với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Dự án này hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo Hội và nâng cao năng lực thực hiện cho Hội viên. Ngoài ra, dự án còn tuyên truyền về Luật liên quan đến NKT để các hội viên được nắm bắt, hiểu biết rõ ràng hơn. Dự án này đã được thực hiện 3 năm nay và sẽ tiếp tục trong 5 năm tới”, chị Thanh Bình chia sẻ.

Dù chỉ là tiếng nói nhỏ bé nhưng tôi muốn đem nó cho các nạn nhân da cam Dù chỉ là tiếng nói nhỏ bé nhưng tôi muốn đem nó cho các nạn nhân da cam
Bà Maggie Brooks, một người bạn đến từ đất nước Costa Rica gần chục năm qua, bà cùng với bạn bè đã quyên góp tiền xây dựng nhà tình nghĩa cho các nạn nhân chất độc da cam ở một số địa phương Việt Nam. Theo bà, Chính phủ Mỹ nên yêu cầu các công ty hóa chất đảm bảo không sản xuất và nên tìm cách tẩy độc...
Hạnh phúc giản đơn là được bên các con lâu hơn Hạnh phúc giản đơn là được bên các con lâu hơn
Đây là mong ước của ông Hoàng Công Uẩn và bà Phạm Thị Lê (Nam Định) cả 2 hiện đều là nạn nhân chất độc da cam. Hai vợ chồng ông Uẩn hiện cũng có 2 cô con gái bị di chứng nặng do chất độc da cam gây nên.
Cần nhiều hơn sự đồng cảm với các nạn nhân da cam Cần nhiều hơn sự đồng cảm với các nạn nhân da cam
Trong và sau chiến tranh, chất độc da cam đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như sức khỏe nhiều thế hệ người Việt. Tuy nhiên, các nạn nhân da cam Việt Nam vẫn kiên cường, vượt lên hoàn cảnh để sống hạnh phúc và có lý tưởng, thậm chí còn giúp đỡ các nạn nhân khác.

Thanh Thư

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nguoi-phu-nu-da-cam-det-uoc-mo-cho-nhung-nan-nhan-khac-141375.html

In bài viết