5 cách ứng xử thông minh khi nhà tuyển dụng kém thân thiện

08:00 | 27/05/2021

Áp lực khi đi phỏng vấn là điều mà bất cứ ứng viên nào cũng sẽ trải qua. Có ứng viên may mắn gặp nhà tuyển dụng dễ gần giúp họ tự tin thể hiện. Nhưng cũng có người gặp phải nhà tuyển dụng kém thân thiện khiến họ thêm áp lực, mất tự tin.
9 điều nên làm để luôn bình tĩnh dưới áp lực công việc 9 điều nên làm để luôn bình tĩnh dưới áp lực công việc
6 bí quyết giúp giữ hiệu suất dưới áp lực công việc 6 bí quyết giúp giữ hiệu suất dưới áp lực công việc

Vậy khi gặp phải nhà tuyển dụng kém thân thiện thì bạn nên có cách ứng xử thông minh thế nào? Dưới đây là gợi ý mà bạn có thể áp dụng trong các cuộc phỏng vấn tìm việc làm tại Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hà Nội hay TPHCM…

5 cách ứng xử thông minh khi nhà tuyển dụng kém thân thiện
Áp lực khi đi phỏng vấn là điều mà bất cứ ứng viên nào cũng sẽ trải qua (Ảnh minh họa)

Giữ bình tĩnh và xem xét lý do

Nhiều ứng viên, đặc biệt những bạn thiếu kinh nghiệm phỏng vấn khi gặp nhà tuyển dụng kém thân thiện sẽ bị mất bình tĩnh. Cộng với áp lực sẵn có, họ luống cuống, mất tự tin thậm chí không thể bắt đầu cuộc phỏng vấn. Điều này khiến cho ứng viên dễ mất điểm ngay từ phút đầu của buổi phỏng vấn.

Thực tế, khi đối diện với sự kém thân thiện của nhà tuyển dụng, bạn nên hít thở thật sâu, tiếp đó lấy lại sự cân bằng, xem xét nguyên do đến từ đâu. Có thể sự kém thân thiện là do nhà tuyển dụng tự tạo ra để thách thức bản lĩnh, khả năng xử lý vấn đề, sự thích nghi của ứng viên. Bởi vậy, để vượt qua thách thức này thì giữ bình tĩnh là điều đầu tiên mà bạn nên làm. Sau đó quan sát tìm lý do để có cách xử lý linh hoạt và phù hợp.

Chủ động giao tiếp và cởi mở

Gặp nhà tuyển dụng kém thân thiện mà ứng viên cũng khó gần sẽ khiến buổi phỏng vấn đi vào bế tắc và thất bại. Bởi vậy, dẫu nguyên nhân đến từ đâu thì cách ứng xử thông minh là nên chủ động và cởi mở trong giao tiếp với nhà tuyển dụng.

Bạn nên linh hoạt và vận dụng tối đa kỹ năng giao tiếp, từ ngôn ngữ hình thể (ánh mắt, nụ cười, cử chỉ) tới khả năng xử lý tình huống, trả lời câu hỏi lưu loát, mạch lạc và thông minh. Bạn có thể chủ động đưa ra câu hỏi và yêu cầu nhà tuyển dụng phản hồi để tạo ra kết nối đồng thời tiếp nhận được thông tin cần thiết.

Tuy nhiên, cởi mở nhưng hãy giữ sự chừng mực, chủ động nhưng không quá đà. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng dù họ kém thân thiện.

Lựa chọn chủ đề an toàn và biết điểm dừng

Khi nhà tuyển dụng cởi mở, bạn có rất nhiều chủ đề để trao đổi, chia sẻ. Nhưng với nhà tuyển dụng kém thân thiện, bạn nên cân nhắc lựa chọn những chủ đề phù hợp, an toàn. Đó là chủ đề xoay quanh nội dung của buổi phỏng vấn. Bạn nên hạn chế tối đa những chủ đề nhạy cảm cần tránh hay chủ đề có nhiều ý kiến trái chiều.

Kể cả là những chủ đề an toàn, bạn cũng nên biết điểm dừng, đừng quá đi sâu vào những khác biệt của hai bên, cũng không nên tranh luận tới cùng. Một điểm dừng hợp lý là cách để bạn giữ cho cuộc phỏng vấn an toàn với nhà tuyển dụng kém thân thiện.

Tuyệt đối bạn không nên nhận xét về ngoại hình, tính cách của nhà tuyển dụng. Nếu đây là chủ đề họ đưa ra thì bạn cũng nên giữ thái độ nhã nhặn và điều hướng sang nội dung an toàn hơn.

5 cách ứng xử thông minh khi nhà tuyển dụng kém thân thiện
(Ảnh minh họa)

Giữ sự bình đẳng

Phỏng vấn là cuộc trao đổi hai chiều, ở đó nhà tuyển dụng cần các ứng viên xuất sắc và ứng viên cần việc làm. Đó là mối quan hệ bình đẳng, bởi vậy, đừng vì sự thiếu thân thiện của nhà tuyển dụng mà run sợ. Cũng đừng vì sự khó tính của họ mà bạn tự “hạ” bản thân xuống trong quá trình phỏng vấn.

Nếu nhà tuyển dụng cho bạn một trải nghiệm tồi tệ, họ có thể mất đi nhân sự xuất sắc. Họ thậm chí nên coi bạn như khách hàng đặc biệt cần chăm sóc, bởi chỉ cần chia sẻ không tốt của bạn về quy trình tuyển dụng, về nhà tuyển dụng, có thể hình ảnh thương hiệu của công ty đã bị ảnh hưởng. Vì thế khi gặp nhà tuyển dụng dẫu khó gần, khó “ưa” thì bạn cũng hãy giữ cho mình tâm thế và tư thế bình đẳng khi trao đổi với nhà tuyển dụng trong hay sau buổi phỏng vấn.

Gạt bỏ cảm xúc tiêu cực

Khi gặp nhà tuyển dụng kém thân thiện, có thể bạn sẽ nhận được những lời đánh giá khắt khe, những nhận xét khiếm nhã và cảm xúc tiêu cực. Thay vì bị tác động bởi cảm xúc đó, bạn nên gạt bỏ nó ra khỏi tâm trí và đừng để nó chi phối.

Bạn hãy giữ tâm trạng vui vẻ, thái độ tôn trọng, lịch thiệp, biết đâu với ứng xử đó của bạn sẽ làm thay đổi thái độ nhà tuyển dụng. Vì trên thực tế có rất nhiều nhà tuyển dụng, ban đầu tỏ ra khó gần, kém thân thiện nhưng sau quá trình tiếp xúc và trao đổi, họ trở nên thân thiện và thoải mái hơn. Bởi vậy, bạn nên giữ thái độ tích cực để nhà tuyển dụng có thể nhận ra vấn đề và thay đổi cách ứng xử của họ. Đó là cách ứng xử thông minh sẽ giúp bạn ghi điểm tuyệt đối.

9 điều nên làm để luôn bình tĩnh dưới áp lực công việc 9 điều nên làm để luôn bình tĩnh dưới áp lực công việc
Ra mắt Hướng dẫn ASEAN về lồng ghép giới trong chính sách lao động và việc làm Ra mắt Hướng dẫn ASEAN về lồng ghép giới trong chính sách lao động và việc làm

Nguyễn Lý

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/5-cach-ung-xu-thong-minh-khi-nha-tuyen-dung-kem-than-thien-140289.html

In bài viết