“Chuyện tử tế” trên biên giới Sơn La

16:41 | 15/04/2021

“Thấy nhiều người dân bản còn nghèo quá, cái xe máy là phương tiện có giá trị nhất trong gia đình, nhưng bà con nơi đây không biết sửa chữa lại liên tục tham gia giao thông trên những quãng đường đèo dốc nên nhiều lúc mất an toàn. Hiểu được điều đó, tôi trình bày ý tưởng với cấp ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Phiêng Pằn, BĐBP Sơn La mở tiệm sửa xe máy miễn phí cho người dân nơi đây” - Thượng úy Bùi Xuân Trang, cán bộ Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Phiêng Pằn chia sẻ.
Hội đàm mở lối mở khu vực mốc 65 biên giới Việt - Lào tạo thuận lợi cho nhân dân hai nước lưu thông Hội đàm mở lối mở khu vực mốc 65 biên giới Việt - Lào tạo thuận lợi cho nhân dân hai nước lưu thông
Tăng cường tuần tra song phương tuyến biên giới Việt Nam - Lào Tăng cường tuần tra song phương tuyến biên giới Việt Nam - Lào
Giữ vững an ninh, trật tự khu vực biên giới biển Khánh Hòa Giữ vững an ninh, trật tự khu vực biên giới biển Khánh Hòa

Thượng úy Bùi Xuân Trang sửa chữa xe máy cho người dân khu vực biên giới xã Phiêng Pằn. Ảnh: Lê Đồng

Những ngày qua, tiệm sửa chữa xe máy miễn phí của Thượng úy Bùi Xuân Trang, tại bản Phiêng Khàng, xã Phiêng Pằn luôn trong tình trạng chật kín người và xe máy. Tất cả những chiếc xe máy được đưa đến đây đều trong tình trạng hư hỏng, không nổ máy được, nhiều chiếc xe chỉ còn lại bộ khung, không phanh, không đèn, không còi và thiếu trang bị đảm bảo an toàn giao thông...

Đang loay hoay với chiếc xe máy bị hỏng nặng, anh Lò Văn Tính, ở bản Xa Cành, xã Phiêng Pằn không biết phải làm gì để chiếc xe máy của mình khởi động được. Đúng lúc đó, Thượng úy Bùi Xuân Trang đã nhanh chóng ra dắt chiếc xe của anh Tính vào tiệm của mình để “bắt bệnh”. Qua bàn tay chuyên môn, kỹ thuật của người lính Biên phòng, không lâu sau, chiếc xe máy của anh Tính đã nổ máy được, hỏi ra mới biết xe của anh bị mòn má côn do đi lâu ngày trên đoạn đường đèo dốc và tải trọng nặng, lại ra, vào số không đúng lúc, đúng thời điểm nên dẫn đến trượt côn.

Chân tay dính đầy dầu nhớt, Thượng úy Bùi Xuân Trang chia sẻ: “Ban đầu thấy bà con dắt xe bị hỏng, không thể nổ máy được, mình gọi vào để sửa chữa giúp thì nhiều người vẫn còn e ngại, không tin vào tay nghề của mình. Vì vậy, mình phải sửa chữa cẩn thận, nổ máy xe lên rồi giao xe tận tay và không lấy tiền công, từ đó, nhiều người mới hết bán tín, bán nghi. Giờ đây, khi có xe máy bị hỏng, bà con đều đưa xe ra đây cho mình sửa chữa, dần thành đông khách. Hôm nào bận quá, xe máy hư hỏng nhẹ thì mình hướng dẫn người dân tự sửa. Nếu phải thay thế phụ tùng, thì mình cũng chỉ lấy giá gốc, người dân ở đây còn nghèo lắm, không giúp được gì thì thôi, đã làm phải đến nơi, đến chốn”.

Chiếc áo ướt đẫm mồ hôi vì dắt chiếc xe máy từ dưới chân dốc lên đỉnh dốc để đưa đến tiệm sửa xe máy của Thượng úy Trang, ông Lò Văn Luôn nói không ra tiếng: “Cán bộ Trang ơi, xem giúp “con ngựa sắt” cho tôi với, nó không chịu nổ máy cho. Khổ quá, nó mà chết thì gia đình tôi không biết lấy cái gì mà đi bây giờ”.

Ngồi chăm chú xem Thượng úy Trang “chữa bệnh” cho chiếc xe máy của mình, ông Lò Văn Luôn chia sẻ: “Từ ngày có tiệm sửa chữa xe máy miễn phí của cán bộ Biên phòng, người dân trong bản mình vui lắm. Cán bộ Biên phòng làm rất tốt, cái gì dân bản không biết đều được cán bộ chỉ dẫn, giúp đỡ. Cám ơn cán bộ nhiều lắm, cán bộ tốt bụng lắm...”.

Theo Đại tá Vũ Đức Tú, Phó Chính ủy BĐBP Sơn La: “Sửa chữa xe máy miễn phí cho người dân xã Phiêng Pằn là mô hình mới, mang ý nghĩa thiết thực. Thời gian tới, Bộ Chỉ huy BĐBP Sơn La sẽ chỉ đạo các đơn vị tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, gắn bó máu thịt với nhân dân, hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân. Ðó không đơn thuần là tình cảm quân dân, mà còn là cơ sở vững chắc xây dựng biên giới bình yên”.

Trung tá Bàn Tiến Vĩnh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Phiêng Pằn cho biết: “Mô hình sửa xe máy miễn phí cho người dân biên giới xã Phiêng Pằn đã đi vào hoạt động được gần 1 năm nay. Bước đầu, mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân biên giới được người dân tin tưởng và hưởng ứng nhiệt tình. Ngoài mô hình sửa chữa xe máy miễn phí, đơn vị còn duy trì các chương trình, mô hình như: “Nâng bước em tới trường”, “Con nuôi Đồn Biên phòng”, “Hũ gạo tình thương nơi biên giới”, “Tay kéo Biên phòng”... Hiện nay, đơn vị đang nhận đỡ đầu 3 cháu với mức hỗ trợ 500.000 đồng/tháng/cháu, nhận nuôi 2 cháu đang học lớp 2 và lớp 3, Trường Tiểu học Phiêng Pằn về ăn, ở trực tiếp tại đơn vị”.

Được biết, Đồn Biên phòng Phiêng Pằn đã và đang tập trung mọi nguồn lực thực hiện kế hoạch giúp đỡ các hộ nghèo ở địa bàn biên giới phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ Biên phòng ngày ngày cần mẫn đi khắp các bản làng hướng dẫn bà con phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xóa dần hủ tục đã trở nên thân thuộc với người dân trên khu vực biên giới.

Gương sáng bảo vệ an ninh biên giới Gương sáng bảo vệ an ninh biên giới
Sinh sống tại thôn Bản Máy, xã Bản Máy (Hoàng Su Phì), ông Hoàng Xín Phủ là tấm gương điển hình tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc cũng như giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn. Những năm qua, người dân nơi đây luôn dành cho ông tình cảm quý mến, trân trọng, coi ông là một tấm gương sáng để mọi người noi theo.
Những “tượng đài” trong lòng dân biên giới Những “tượng đài” trong lòng dân biên giới
Ở hai hoàn cảnh của đất nước và hai thế hệ khác nhau, nhưng câu chuyện của những người lính Biên phòng trên miền biên Bu Prăng 1, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) có nét hao hao hình ảnh bộ đội thời kỳ kháng chiến chống Pháp trong bài hát “Bộ đội về làng” của nhạc sĩ Lê Yên. “Các anh về mái ấm nhà vui, tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ…”. Bộ đội Cụ Hồ thì thời nào cũng vậy, luôn vẹn nguyên tình yêu trong lòng nhân dân.
Tạo động lực phát triển bền vững nông thôn, miền núi, hải đảo Tạo động lực phát triển bền vững nông thôn, miền núi, hải đảo
Đến năm 2019, 99,53% hộ dân Việt Nam có điện (tăng 97% so với năm 1975). Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam là nước đang phát triển thành công về tỉ lệ điện khí hóa nông thôn cao trên thế giới. Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo đã và đang tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương thụ hưởng.

Lê Đồng

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chuyen-tu-te-tren-bien-gioi-son-la-136343.html

In bài viết