Một số điểm mới trong Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)

15:02 | 31/03/2021

Chiều ngày 30/3, Quốc hội chính thức thông qua Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi). Với tỉ lệ đại biểu Quốc hội tán thành 94,79%, Luật mới thông qua gồm 8 Chương 55 Điều.
Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội trong chiều nay Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội trong chiều nay
Tại kỳ họp thứ 10 diễn ra chiều nay (24/10), dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội.
Không để Việt Nam là điểm trung chuyển ma túy của các tổ chức tội phạm Không để Việt Nam là điểm trung chuyển ma túy của các tổ chức tội phạm
Chiều 9/7, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng 10 năm thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới và triển khai Chỉ thị 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Trước khi biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), Quốc hội biểu quyết thông qua Điều 32. Có 453 đại biểu tán thành trên tổng số 456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết, chiếm tỷ lệ 94,38%.

Điều 32 quy định đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) quy định người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người nghiện ma túy không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện; trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy; người nghiện ma túy chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện; trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.

Một số điểm mới trong Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)
Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh. Báo Công an

Trình bày tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, so với Luật hiện hành, dự thảo Luật có một số điểm mới chủ yếu.

Theo đó, các quy định của Luật đã thể hiện rõ quan điểm về kiểm soát chặt chẽ các hoạt động có liên quan đến ma túy, tiền chất (tại chương III) và quản lý chặt chẽ người sử dụng trái phép ma túy ngay từ lần phát hiện đầu tiên (tại chương IV).

Luật quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống ma túy. Bổ sung quy định xác định rõ các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy và nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan này (tại chương II).

Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) bổ sung quy định để quản lý chặt chẽ người sử dụng trái phép chất ma túy và người nghiện ma túy); người sử dụng trái phép chất ma túy bị lập danh sách và được quản lý, theo dõi, hỗ trợ… trong thời hạn 1 năm bởi Ủy ban nhân dân cấp xã. Quy định rõ việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là biện pháp xử lý vi phạm hành chính (Điều 23); người nghiện ma túy trong thời hạn cai nghiện ma túy hoặc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy thì bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc (Điều 32); người hoàn thành cai nghiện ma túy (tự nguyện, bắt buộc), người hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế phải chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú; người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, trong thời hạn chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện thì bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) bổ sung quy định các trường hợp phải xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện ma túy nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác phân loại, quản lý đối tượng và việc áp dụng các biện pháp quản lý, cai nghiện phù hợp.

Đối với cai nghiện ma túy, Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) quy định, bổ sung quy định cho phép người lần đầu được xác định là nghiện ma túy có quyền lựa chọn biện pháp cai nghiện ma túy phù hợp (hoặc cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế) (Điều 27);

Bổ sung quy định nhằm linh hoạt hơn khi lựa chọn biện pháp cai nghiện ma túy có thể thực hiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập hoặc tại cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện (Điều 31, 35);

Bổ sung các quy định nhằm nâng cao tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp cai nghiện ma túy thông qua việc quy định rõ các giai đoạn của quy trình cai nghiện ma túy (Điều 29); quyền và trách nhiệm của cơ sở cai nghiện ma túy, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng (Điều 35, 36) và chính sách của Nhà nước hỗ trợ kinh phí cai nghiện ma túy tự nguyện (khoản 3 Điều 30);

Quy định cho phép cơ sở cai nghiện ma túy, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của Luật này được cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng nhằm góp phần hỗ trợ, khắc phục hạn chế của công tác này thời gian qua (khoản 7 Điều 30).

Điện Biên: Na Ư hồi sinh sau “cơn lốc” ma túy Điện Biên: Na Ư hồi sinh sau “cơn lốc” ma túy
Đã có thời, “cơn lốc” ma túy khiến bản Na Ư, xã Na Ư, huyện Điện Biên (Điện Biên) được gọi bằng cái tên “bản chết”, là cái “rốn” của tội phạm ma túy. Nhưng bằng quyết tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, qua tuyên truyền, vận động, người dân đã nhận thức được tác hại của ma túy mà rời xa “cái chết trắng”. Với sự đầu tư của Nhà nước về hạ tầng cơ sở, giảm nghèo bền vững, đặc biệt là các chương trình ưu tiên, dành riêng cho đồng bào các dân tộc vùng biên giới khó khăn, người dân đã tập trung phát triển kinh tế, đời sống ngày càng nâng cao, tỷ lệ hộ đói nghèo ngày càng giảm. Na Ư đã và đang đổi thay từng ngày…
Hoa hậu Trái đất từng nghiện ma tuý, không muốn đăng quang cuộc thi Hoa hậu Trái đất từng nghiện ma tuý, không muốn đăng quang cuộc thi
Theo lời của Alyz Henrich, cô bị trầm cảm, lo lắng suốt quá trình đương nhiệm hoa hậu. Chính vì vậy, Hoa hậu Trái đất 2013 tìm tới rượu và ma túy như một cách giải tỏa căng thẳng.

Kim Hảo

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/mot-so-diem-moi-trong-luat-phong-chong-ma-tuy-sua-doi-135000.html

In bài viết