Tổ công tác của Thủ tướng đã thực hiện 104 cuộc kiểm tra sau 5 năm hoạt động

10:16 | 16/03/2021

Sau gần 5 năm hoạt động, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện 104 cuộc kiểm tra đối với các bộ, ban, ngành, qua đó quán triệt, đôn đốc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, giải quyết nhiều khó khăn, vướng mắc, nhiều vấn đề tồn tại, bất cập.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân bằng việc gỡ bỏ 'rừng thủ tục' Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân bằng việc gỡ bỏ 'rừng thủ tục'
Quốc hội dự kiến bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng vào đầu tháng 4 Quốc hội dự kiến bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng vào đầu tháng 4

Sáng nay (16/3), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ - mô hình thiết chế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng lần đầu tiên được thành lập trong nhiệm kỳ này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP), Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng; lãnh đạo các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố tham dự tại các đầu cầu truyền hình trực tuyến.

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng cho biết, sau gần 5 năm hoạt động, Tổ công tác đã thực hiện 104 cuộc kiểm tra đối với 22 bộ, cơ quan ngang bộ; 2 cơ quan thuộc Chính phủ; 44 địa phương; 12 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.

Qua các cuộc kiểm tra, quan điểm, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được quán triệt, đôn đốc thực hiện. Đồng thời, đưa ra các giải pháp, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành những kết quả cụ thể đi vào cuộc sống. Nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và nhiều khoảng trống pháp lý, nhiều vấn đề tồn tại, bất cập, dư luận quan tâm, bức xúc liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành của các bộ, cơ quan địa phương đã được phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục và xử lý kịp thời.

5 năm hoạt động, Tổ công tác của Thủ tướng thực hiện 104 cuộc kiểm tra
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm Tổ công tác. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Từ chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã có 87 Luật, Nghị định, Thông tư về kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh được rà soát, sửa đổi, bổ sung và thay thế để cắt giảm 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh và 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; 1.501 mặt hàng kiểm tra chuyên ngành có chồng chéo đã được các bộ, ngành có phương án xử lý. Việc cắt giảm này đã giúp tiết kiệm cho xã hội, người dân, doanh nghiệp khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.

Công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử được thúc đẩy mạnh mẽ. Việc đưa vào vận hành 4 hệ thống thông tin nền tảng của Chính phủ điện tử đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp; giúp cắt giảm 16.200 tỷ đồng/năm chi phí xã hội (theo cách tính của OECD).

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nêu rõ, kết quả thực hiện nhiệm vụ giao, các đề án trong Chương trình công tác cũng được cải thiện rất tích cực. Tỷ lệ nhiệm vụ quá hạn đến cuối năm 2020 chỉ còn 1,8%, giảm 23,4% so với thời điểm thành lập Tổ công tác. Tỷ lệ đề án chưa trình đến hết tháng 2/2021 chỉ còn 0,5%, bằng 1/4 so với cuối nhiệm kỳ trước (2,26%).

5 năm hoạt động, Tổ công tác của Thủ tướng thực hiện 104 cuộc kiểm tra
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Số văn bản quy định chi tiết chậm ban hành giảm thấp nhất từ ừước đến nay. Đến 13/03/2021, chỉ còn 14 văn bản, so với 58 văn bản nợ vào cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII và 39 văn bản nợ vào cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, học tập sáng kiến của Thủ tướng và kinh nghiệm hoạt động của Tổ công tác, 22 bộ, 63/63 địa phương đều đã thành lập Tổ công tác để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cũng như nhiêm vụ được lãnh đạo bộ, địa phương giao.

"Thực tiễn hoạt động và kết quả đạt được thời gian qua khẳng định và minh chứng rõ nét cho thấy công tác đôn đốc, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ giao là một chức năng, công cụ hữu hiệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ" - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Từ thực tiễn hoạt động và kết quả đạt được, Tổ trưởng Tổ công tác kiến nghị Thủ tướng tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện để Tổ công tác tiếp tục phát huy hiệu quả, có nhiều đóng góp tích cực hơn nữa trong thời gian tới.

8 quan điểm bắt đầu bằng chữ G đối với phát triển ĐBSCL 8 quan điểm bắt đầu bằng chữ G đối với phát triển ĐBSCL
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa đưa ra quan điểm chiến lược tiếp cận mới đối với sự phát triển vùng ĐBSCL với 8 nội dung đều bắt đầu bằng chữ G. Đây là những quan điểm chưa được nêu trong Nghị quyết 120 và sẽ được bổ sung vào Nghị quyết.
Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu năm 2021 Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu năm 2021
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương xử lý những nhiệm vụ quan trọng cấp bách; bảo đảm công khai, minh bạch, không để tồn đọng nhiệm vụ; tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ, mục tiêu của Quý I và cả năm 2021.
Hôm nay, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị sơ kết hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 120 Hôm nay, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị sơ kết hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 120
Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120, tỉnh Kiên Giang đã huy động được cả hệ thống chính trị và nhân dân tích cực tham gia thực hiện công tác chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nam Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/to-cong-tac-cua-thu-tuong-da-thuc-hien-104-cuoc-kiem-tra-sau-5-nam-hoat-dong-133725.html

In bài viết