Giữ gìn sinh kế cho ngư dân

17:39 | 07/01/2021

Nguồn lợi thủy sản nước ta rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên, việc quản lý chưa chặt chẽ đã khiến cho nhiều loại thủy sản đang dần cạn kiệt.
Quảng Ngãi: Dân bất an vì biển xâm thực mạnh Quảng Ngãi: Dân bất an vì biển xâm thực mạnh
Sóng biển xâm thực, ăn sâu vào đất liền khiến gần 200 hộ dân có nhà nằm sát bờ biển khu vực xã Bình Hải, huyện Bình Sơn sống trong lo sợ.
Tàu cá hợp sức “tác chiến” trên biển Tàu cá hợp sức “tác chiến” trên biển
Ngư dân làm nghề lưới vây trũ bao ở Khánh Hoà đã nghĩ ra cách hợp sức “tác chiến” trên biển, rồi đưa cá vào chợ bán với giá cao. Cuộc sống thực tiễn hun đúc muôn vàn điều hay và tốt đẹp cùng nhau, tăng hiệu quả kinh tế cho mỗi chuyến biển.
Vợ chồng ngư dân nghèo cưu mang người bạn Nga Vợ chồng ngư dân nghèo cưu mang người bạn Nga
Ông Andrey Anatolevich (65 tuổi), quốc tịch Nga đến Việt Nam để khám phá vẻ đẹp biển Mũi Né (Phan Thiết, Việt Nam) vào cuối năm 2019. Khi dịch COVID-19 bùng phát, ông bị kẹt lại ở Mũi Né. Tiền hết, không người thân quen, ông bơ vơ giữa xứ người xa lạ. Nhưng ở đây, ông đã gặp vợ chồng ngư dân nghèo Việt Nam là ông Võ Thành Đô cùng vợ là bà Từ Thị Kim Hoa (bà Chín). Ông Đô đã đưa Andrey về sống với gia đình mình, cùng “rau cháo” nuôi nhau. Không hiểu ngôn ngữ, không cùng sở thích, không liên quan công việc hay cuộc sống, nhưng họ đã cùng nhau vượt qua lúc khốn khó. Song có lẽ quan trọng hơn, Andrey đã tìm thấy một triết lý sống bình dị nhưng cao đẹp tột cùng: “tình người ở Việt Nam”.

Chặn đà suy thoái

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 544 loài cá nước ngọt, 700 loài động vật không xương sống, trong đó có nhiều loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có giá trị kinh tế, khoa học. Tuy nhiên, ngành hàng này đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó có sự suy giảm nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực nội địa, vùng biển và ven biển. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng tàu cá khai thác thủy sản quá nhiều, đặc biệt tàu cá công suất nhỏ khai thác ven bờ với nghề khai thác thiếu thân thiện với nguồn lợi; khai thác thủy sản sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc; khai thác sai vùng; sai kích cỡ ngư cụ khai thác (nghề đăng đáy, nghề lồng xếp…); ô nhiễm môi trường do phát triển của một số ngành kinh tế khác như công nghiệp, du lịch…

Ngày 13/2/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 với mục tiêu bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ. Trong giai đoạn 2012 – 2017, đã có 20/28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương xây dựng và trình UBND cấp tỉnh ban hành Quy chế quản lý hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ. Một số địa phương đã ban hành chính sách nhằm giảm tàu nhỏ ven bờ, phát triển tàu khai thác xa bờ như: Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Đà Nẵng.

Các khu bảo tồn biển rất cần thêm kinh phí để tăng cường hoạt động. Ảnh: CTV

Cơ cấu tàu cá đã được điều chỉnh theo hướng giảm tàu công suất nhỏ khai thác ven bờ, tăng tàu công suất lớn khai thác xa bờ. Cùng đó, nghề khai thác thủy sản cũng được cơ cấu lại theo hướng gia tăng những nghề có hiệu quả như: lưới vây, chụp mực, lưới rê khơi, giảm những nghề khai thác ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi như lưới kéo, nghề vó mành ven bờ, te, xiệp…

Bên cạnh đó, hàng loạt các khu bảo tồn biển được thành lập nhằm bảo vệ các hệ sinh thái, các loài thủy sinh vật biển có giá trị kinh tế, khoa học. Hiện, đã thành lập và đưa vào hoạt động 12 khu bảo tồn biển. Trong thời gian tới, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên cả nước sẽ được quy hoạch tại Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy định tại Danh mục khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản do Bộ NN&PTNT ban hành.

Cùng với đó, ngành thủy sản còn tích cực công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản. Cụ thể, giai đoạn năm 2012 đến giữa năm 2020, các địa phương trong cả nước đã thả tái tạo tại các thủy vực tự nhiên khoảng hơn 400 triệu con giống, trong đó tập trung vào các loài có giá trị kinh tế và các loài cá bản địa quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng như: tôm sú, trê, sặc rằn, lăng, chiên…

Địa phương vào cuộc

Ông Hoàng Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản An Giang, chia sẻ, hiện nay, diện tích lưu vực tự nhiên của tỉnh An Giang bị giảm dần do nhiều yếu tố, làm giảm khả năng phục hồi của nguồn lợi tự nhiên. Đây cũng là nguyên nhân nguồn lợi thủy sản tự nhiên của tỉnh giảm đáng kể. Nếu năm 2012, sản lượng khai thác tự nhiên của An Giang khoảng 38.000 tấn, đến nay chỉ còn khoảng hơn 14.000 tấn. Cùng đó, hầu hết nghề khai thác thủy sản của An Giang có quy mô nhỏ, thô sơ, ngư dân sử dụng nhiều lưới mắt nhỏ, một số sử dụng phương tiện đánh bắt thủy sản vào mùa sinh sản của cá. Để giải quyết được bài toán bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản, vừa đảm bảo sinh kế của người dân, theo ông Hoàng Tuấn, trong nhiều năm nay tỉnh đã thực hiện tốt công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản, từ năm 2012 đến nay, tỉnh phối hợp với các đơn vị và tổ chức, cá nhân trong tỉnh thả 137 tấn cá giống, số tiền hơn 67 tỷ đồng. Ngoài ra, cơ quan chuyên môn của tỉnh thường xuyên tuần tra trên các tuyến sông nhằm xử lý các vi phạm trong khai thác thủy sản…

Còn theo ông Phùng Đình Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi, vấn đề thay đổi sinh kế của ngư dân là rất quan trọng. Quảng ngãi có đặc thù là nghề lặn nên thường xuyên xâm phạm vùng san hô, ngoài ra, nghề lưới kéo cũng tàn phá vùng biển ven bờ và tình trạng khai thác ven bờ trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn. Do vậy, để thực hiện được công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì bài toán đầu tiên là phải xây dựng chính sách hỗ trợ ngư dân. Hơn nữa, các khu bảo tồn biển rất cần thêm kinh phí để tăng cường các hoạt động. Đây cũng là mối quan tâm lớn của các địa phương, bởi theo phản ánh chung, ban quản lý các khu bảo tồn biển (trừ Cù Lao Chàm) vừa thiếu vừa yếu.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, hiện có những địa phương thực hiện được rất tốt, nhưng nhìn chung, với sản lượng khai thác hiện nay thì rất có vấn đề. Vì vậy, trong giai đoạn 2021 – 2030, Bộ NN&PTNT cùng với các địa phương ven biển tiếp tục thực hiện quản lý nguồn lợi thủy sản theo trữ lượng và khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi, bảo đảm khai thác gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Cùng với đó, tiếp tục điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản với phương thức phù hợp, cập nhật dữ liệu phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách phát triển thủy sản bền vững.

Điểm tựa vững chắc để ngư dân vươn khơi bám biển Điểm tựa vững chắc để ngư dân vươn khơi bám biển
2.000 lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân Nghệ An bám biển 2.000 lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân Nghệ An bám biển
Giúp ngư dân có thêm kiến thức khi đi biển Giúp ngư dân có thêm kiến thức khi đi biển

Bảo Hân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/giu-gin-sinh-ke-cho-ngu-dan-128246.html

In bài viết