Năm 2021, Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả của COVID-19

14:54 | 04/01/2021

Đây là một trong những nội dung nổi bật tại Nghị quyết 02 về nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 vừa được Chính phủ ban hành.
8 trọng tâm chỉ đạo điều hành, 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp của Chính phủ năm 2021 8 trọng tâm chỉ đạo điều hành, 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp của Chính phủ năm 2021
Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ: Tăng trưởng 6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.700 USD năm 2021 Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ: Tăng trưởng 6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.700 USD năm 2021

Nghị quyết được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 1/1/2021 với mục tiêu tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo Nghị quyết, năm 2021 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong tình hình mới. Đây là năm đẩy mạnh phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19; là năm đầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021 sẽ tạo tiền đề và khích lệ mạnh mẽ cho các năm tiếp theo.

Nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhiều nhiệm vụ và giải pháp.

Theo đó, tiếp tục thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP (năm 2019 và 2020). Trong đó, tập trung vào các nhóm chỉ số, chỉ tiêu cụ thể, gồm: Cấp phép xây dựng, Đăng ký tài sản, Giải quyết tranh chấp hợp đồng, Giải quyết phá sản doanh nghiệp, Chất lượng quản lý hành chính đất đai, ứng dụng công nghệ thông tin, Chất lượng đào tạo nghề, Kỹ năng của sinh viên, Đăng ký phát minh sáng chế, Kiểm soát tham nhũng, Mức độ tham gia giao dịch trực tuyến, Cơ hội việc làm trong các ngành thâm dụng tri thức, Môi trường sinh thái bền vững.

Năm 2021, Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả của COVID-19
(Ảnh minh họa)

Tập trung chỉ đạo khắc phục ngay những hạn chế, vướng mắc trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị theo hướng: (i) Xác định rõ cơ quan, đơn vị đầu mối chủ trì; (ii) Phân định minh bạch, cụ thể quyền và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị đầu mối và các cơ quan, đơn vị phối hợp. Đồng thời, chú trọng giải quyết các bất cập do quy định chưa cụ thể, chồng chéo, mâu thuẫn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng và tài nguyên, môi trường; thực hiện tích hợp các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ tra cứu, dễ hiểu và dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật.

Ngoài ra, tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính; nhấn mạnh các giải pháp tăng mức độ sẵn sàng thích ứng với nền sản xuất mới trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tập trung thực hiện: (i) Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, trong đó phấn đấu áp dụng 100% cho dịch vụ công thiết thực đối với người dân (như các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, an sinh xã hội); (ii) Đẩy mạnh tiến độ thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển thương mại điện tử; (iii) ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa quy trình, thủ tục; huy động sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp và người dân vào xây dựng chính quyền; kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ công tác quản lý nhà nước; (iv) Xây dựng và triển khai Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025.

Tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch trung, dài hạn với mục tiêu rõ ràng, lộ trình cụ thể để tạo chuyển biến vững chắc đối với các chỉ tiêu có tính chất nền tảng nhưng khó cải thiện trong thời gian ngắn như bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nghèo đa chiều, phát triển miền núi, vùng sâu, vùng xa, v.v...; phấn đấu giữ vững và cải thiện thứ hạng phát triển bền vững. Đồng thời, thực hiện các giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức toàn xã hội, nhất là cộng đồng doanh nghiệp về nội dung và ý nghĩa của phát triến bền vững nhằm phát triển nhanh cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững.

Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tiếp tục chú trọng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19.

Chính phủ ban hành danh mục 99 công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển Chính phủ ban hành danh mục 99 công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 38/2020/QĐ-TTg về Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để xói mòn các yếu tố nền tảng vĩ mô đã dày công gây dựng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để xói mòn các yếu tố nền tảng vĩ mô đã dày công gây dựng
Tiếp tục phấn đấu để Việt Nam luôn là nền kinh tế năng động, sáng tạo, phát triển nhanh nhưng ổn định, bền vững, không để xói mòn các yếu tố nền tảng vĩ mô mà chúng ta đã dày công gây dựng, nhất là trong 5 năm qua. Ngay từ đầu năm 2021, phải bắt tay vào việc ngay, không ngừng nghỉ, phải lăn xả vào công việc.
Chính phủ điện tử - chính phủ hiện đại, đổi mới, vì dân Chính phủ điện tử - chính phủ hiện đại, đổi mới, vì dân
Chính phủ điện tử là chính phủ hiện đại, đổi mới, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tôt hơn trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông.

Nam Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nam-2021-chinh-phu-se-tiep-tuc-ho-tro-nguoi-dan-doanh-nghiep-khac-phuc-hau-qua-cua-covid-19-127953.html

In bài viết