Chính phủ điện tử - chính phủ hiện đại, đổi mới, vì dân

08:04 | 29/12/2020

Chính phủ điện tử là chính phủ hiện đại, đổi mới, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tôt hơn trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Doanh nghiệp Việt Nam cần làm chủ các công nghệ nền tảng trong Chính phủ điện tử Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Doanh nghiệp Việt Nam cần làm chủ các công nghệ nền tảng trong Chính phủ điện tử
Mật mã, nền tảng chia sẻ dữ liệu, điện toán đám mây và an toàn, an ninh mạng là 4 công nghệ nền tảng, chủ chốt trong xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đặt mục tiêu các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm chủ
Thừa Thiên-Huế vinh dự đứng thứ nhất về phát triển Chính phủ điện tử Thừa Thiên-Huế vinh dự đứng thứ nhất về phát triển Chính phủ điện tử
TĐO - Tỉnh Thừa Thiên-Huế đứng thứ nhất về phát triển Chính phủ điện tử đối với cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với chỉ số tổng hợp phát triển Chính phủ điện tử đạt 0,727.

Các định nghĩa về chính phủ điện tử

Chính phủ điện tử - chính phủ hiện đại, đổi mới, vì dân
Có nhiều định nghĩa về chính phủ điện tử.

Theo định nghĩa của ngân hàng thế giới (World Bank): "Chính phủ điện tử là việc các cơ quan Chính phủ sử dụng một cách có hệ thống công nghệ thông tin - truyền thông để thực hiện quan hệ với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Nhờ đó giao dịch của các cơ quan Chính phủ với công dân và các tổ chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng. Lợi ích thu được sẽ là giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính công khai, sự tiện lợi, góp phần vào sự tăng trưởng và giảm chi phí".

- Định nghĩa của Liên Hợp quốc: “Chính phủ điện tử được định nghĩa là việc sử dụng Internet và mạng toàn cầu (world-wide-web) để cung cấp thông tin và các dịch vụ của chính phủ tới công dân”.

- Định nghĩa của tổ chức Đối thoại doanh nghiệp toàn cầu về thương mại điện tử: “Chính phủ điện tử đề cập đến một trạng thái trong đó các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp (bao gồm cả chính quyền trung ương và chính quyền địa phương) số hóa các hoạt động bên trong và bên ngoài của họ và sử dụng các hệ thống được nối mạng hiệu quả để có được chất lượng tốt hơn trong việc cung cấp các dịch vụ công”.

- Định nghĩa của Gartner: chính phủ điện tử là “sự tối ưu hóa liên tục của việc cung cấp dịch vụ, sự tham gia bầu cử và quản lý bằng cách thay đổi các quan hệ bên trong và bên ngoài thông qua công nghệ, Internet và các phương tiện mới”.

- Định nghĩa của Nhóm nghiên cứu về chính phủ điện tử trong một thế giới phát triển: “Chính phủ điện tử là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy chính phủ một cách hiệu lực và hiệu quả, hỗ trợ truy cập tới các dịch vụ của chính phủ, cho phép truy cập nhiều hơn vào thông tin và làm cho chính phủ có trách nhiệm với công dân. Chính phủ điện tử có thể bao gồm việc cung cấp các dịch vụ qua Internet, điện thoại, các trung tâm cộng đồng, các thiết bị không dây hoặc các hệ thống liên lạc khác”.

Mục tiêu của chính phủ điện tử

Mục tiêu cơ bản của chính phủ điện tử là cải tiến quy trình công tác trong cơ quan Chính phủ thông qua nền hành chính điện tử, cải thiện quan hệ với người dân thông qua công dân điện tử và tiến tới xây dựng một xã hội tri thức trên nền tảng công nghệ thông tin.

Mục tiêu cụ thể là:

• Nâng cao năng lực quản lý điều hành của Chính phủ và các cơ quan chính quyền các cấp (trao đổi văn bản điện tử, thu thập thông tin chính xác và kịp thời ra quyết định, giao ban điện tử...).

• Cung cấp cho người dân và doanh nghiệp các dịch vụ công tạo điều kiện cho nguời dân dễ dàng truy nhập ở khắp mọi nơi.

• Người dân có thể tham gia xây dựng chính sách, đóng góp vào quá trình xây dựng luật pháp, quá trình điều hành của Chính phủ một cách tích cực.

• Giảm được chi phí cho bộ máy Chính phủ.

• Thực hiện một chính phủ hiện đại, hiệu quả và minh bạch.

Chính phủ điện tử sẽ tạo ra phong cách lãnh dạo mới, phương thức mới, cung cấp dịch vụ cho người dân và nâng cao được năng lực quản lý điều hành đất nước.

Do vậy mà trong thời gian qua, các nước đều cố gắng đầu tư xây dựng chính phủ điện tử. Xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết, nó là một phần quan trọng trong tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia.

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio khẳng định với tư cách là đối tác phát triển bền vững, Nhật Bản cam kết sẽ đồng hành cùng Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử thành công.
World Bank sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử World Bank sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử
Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam Ousmane Dione cho biết, WB sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về nguồn lực và ký kết khung hợp tác về xây dựng Chính phủ điện tử.

Thu Hoài

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chinh-phu-dien-tu-chinh-phu-hien-dai-doi-moi-vi-dan-127269.html

In bài viết