ASEAN đang phải đối mặt với tình trạng quân sự hóa Biển Đông

13:01 | 12/11/2020

Các nước ASEAN tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN về hòa bình, ổn định trên Biển Đông, đề cao vai trò của luật pháp quốc tế tại Hội nghị cấp cao (HNCC) ASEAN lần thứ 37.
Doanh nhân nữ ASEAN thông qua 5 khuyến nghị đối với các nhà lãnh đạo kinh tế ASEAN Doanh nhân nữ ASEAN thông qua 5 khuyến nghị đối với các nhà lãnh đạo kinh tế ASEAN
ASEAN 2020: Đối thoại ASEAN và Hàn Quốc lần thứ 24 ASEAN 2020: Đối thoại ASEAN và Hàn Quốc lần thứ 24
Tàu hải cảnh Trung Quốc được trang bị pháo cỡ lớn ở phía trước NGƯ DÂN CUNG CẤP
Tàu hải cảnh Trung Quốc được trang bị pháo cỡ lớn ở phía trước NGƯ DÂN CUNG CẤP

Hôm nay, Hội nghị cấp cao (HNCC) ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan sẽ khai mạc dưới sự chủ trì của nước Chủ tịch ASEAN Việt Nam. Dự kiến chuỗi hội nghị diễn ra đến ngày 15.11.

Tại hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cơ bản nhất trí Biển Đông tiếp tục là vấn đề nổi lên. Nhiều hành động đơn phương, trong đó có quân sự hóa, đòi hỏi chủ quyền thiếu căn cứ, hành xử áp đặt vẫn tiếp diễn gây lo ngại đến hòa bình ổn định trên Biển Đông nói riêng, khu vực nói chung.

Trong khuôn khổ chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết khi đề cập tới Biển Đông, "các ngoại trưởng cơ bản nhất trí Biển Đông tiếp tục là vấn đề nổi lên trong tình hình quốc tế và khu vực, nhiều hành động đơn phương, trong đó có quân sự hóa, đòi hỏi chủ quyền thiếu căn cứ, hành xử áp đặt vẫn tiếp diễn gây lo ngại đến hòa bình ổn định trên Biển Đông nói riêng, khu vực nói chung".

Thực tế, Trung Quốc thời gian qua liên tục tăng cường hoạt động quân sự ở Biển Đông. Các quốc gia ở khu vực, nhất là những nước có chủ quyền trên biển ở Biển Đông, đang quan tâm với lo ngại sâu sắc trước động thái nhằm tính trao quyền sử dụng vũ khí cho các tàu hải cảnh (cảnh sát biển) của Trung Quốc trên biển.

Mới đây nhất, ngày 8.10, Đài CGTN của Trung Quốc đăng tải đoạn video có nội dung “khoe” rằng máy bay tiêm kích của nước này vừa bay liên tục 10 tiếng ở Biển Đông. “Kỷ lục” trước đó của không quân Trung Quốc ở vùng biển này là 8 tiếng 30 phút.

Đoạn clip trên không nêu chi tiết là lần xuất kích trên diễn ra khi nào. Tuy nhiên, trước đó, tờ Hoàn Cầu thời báo có bài viết cho biết không quân Trung Quốc vừa điều động máy bay tiêm kích Su-30 thực hiện chuyến bay dài liên tục 10 tiếng ở Biển Đông. Hành trình bay có trải qua 1 lần tiếp nhiên liệu trên không và điểm đến của hành trình này là bãi đá Xubi ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Máy bay ném bom tầm xa H-6 của Trung Quốc tăng cường hoạt động ở Biển Đông gần đây  ẢNH: CHINAMIL.COM.CN
Máy bay ném bom tầm xa H-6 của Trung Quốc tăng cường hoạt động ở Biển Đông gần đây ẢNH: CHINAMIL.COM.CN

Thời gian qua, Trung Quốc đã xây dựng nhiều hạ tầng để phục vụ việc triển khai máy bay chiến đấu ở các bãi đá Chữ Thập, Vành Khăn và Xubi ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Tuy nhiên, việc bảo trì chiến đấu cơ của Trung Quốc ở các thực thể này đang gặp khó khăn vì nhiều lý do. Vì thế, Bắc Kinh muốn tiến hành nhiều chọn lựa triển khai.

Bắc Kinh cũng nhiều lần tiến hành tập trận bắn tên lửa đạn đạo, triển khai máy bay ném bom tầm xa H-6 tập trận ở Biển Đông. Kèm theo đó là các hoạt động của nhiều loại chiến hạm, từ tàu khu trục đến tàu sân bay và tàu ngầm... Cuối tháng 10, tờ Hoàn Cầu thời báo đăng bài Chuyên gia cho rằng tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc đã sẵn sàng tới Biển Đông. Theo bài báo, hải quân Trung Quốc đã sẵn sàng điều động tàu sân bay Sơn Đông hoạt động lâu dài ở Biển Đông.

Không chỉ dừng lại ở đó, ngày 4-11 vừa qua, Trung Quốc đã đưa ra dự thảo sửa đổi luật dành cho lực lượng hải cảnh của nước này.

Điểm nổi bật trong dự thảo sửa đổi là quy định rõ trách nhiệm của lực lượng hải cảnh Trung Quốc, khẳng định lực lượng này có quyền dùng vũ lực xua đuổi các tàu nước ngoài xâm nhập cái gọi là lãnh hải Trung Quốc hoặc thẩm vấn các thuyền viên. Dự thảo còn cho phép lực lượng hải cảnh Trung Quốc sử dụng vũ khí chống lại các tàu không tuân thủ những quy định về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Dự thảo sửa đổi luật về lực lượng hải cảnh Trung Quốc được công bố trong bối cảnh tàu hải cảnh Trung Quốc đang gia tăng hiện diện ở nhiều vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền, đặc biệt là ở Biển Đông. Không chỉ có vậy, các tàu hải cảnh to lớn của Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng, liên tục có những hành động phi pháp, quấy rối tàu thuyền của một số nước trong khu vực, trong đó có tàu của ngư dân Việt Nam.

Lâu nay, lực lượng hải cảnh Trung Quốc được xem như “hung thần” trên Biển Đông vì thường xuyên quấy phá tàu các nước ở khu vực này. Thậm chí, hồi tháng 2, tàu hải cảnh Trung Quốc còn đâm chìm 1 tàu cá Việt Nam đang hoạt động ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.

Trả lời Thanh Niên, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) nhận xét dự luật hải cảnh mới của Trung Quốc thể hiện mức độ đe dọa mới đối với các nước trong khu vực, khi Bắc Kinh tự trao quyền có thể nổ súng vào ngư dân và tấn công tàu thuyền, tài sản các nước khác. Mục tiêu của luật này còn nhằm độc chiếm, không cho các nước khác hoạt động ở Biển Đông.

Ông phân tích thêm: “Dự luật mới về hải cảnh cũng là bằng chứng mới nhất cho thấy Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế. Nếu Trung Quốc thông qua dự luật này, thì bước tiếp theo có thể là tuyên bố Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông nhằm kiểm soát vùng trời tại đây”.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) ngày 10-11 - Ảnh: BNG
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) ngày 10-11 - Ảnh: BNG

Trong bối cảnh này, các nước tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN về hòa bình, ổn định trên Biển Đông, đề cao vai trò của luật pháp quốc tế, vai trò quan trọng của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 như khuôn khổ cho mọi hoạt động trên biển.

Phát biểu về tình hình quốc tế và khu vực, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề cao đoàn kết ASEAN, coi đây là nhân tố then chốt trong bảo đảm ASEAN hòa bình, ổn định, độc lập và tự chủ trong môi trường thế giới có nhiều bất ổn, bất định hiện nay.

Ông Phạm Bình Minh nhắc lại lập trường chung của ASEAN về Biển Đông, nhấn mạnh yêu cầu kiềm chế, tránh các hành động làm phức tạp tình hình, tổn hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của các nước ven biển.

Phó thủ tướng nhấn mạnh tinh thần thượng tôn pháp luật, chia sẻ với ý kiến đánh giá của các nước về tầm quan trọng đặc biệt của UNCLOS 1982, văn kiện cơ sở, là khuôn khổ cho mọi hoạt động trên biển. Việt Nam cam kết phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN và Trung Quốc trong thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC và sớm đạt được COC hiệu lực, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt UNCLOS 1982.

Diễn biến mới áp thấp nhiệt đới: Chiều nay đã đi vào biển Đông Diễn biến mới áp thấp nhiệt đới: Chiều nay đã đi vào biển Đông

Đến 13 giờ ngày 09/11, vị trí tâm bão số 12 cách đảo Song Tử Tây khoảng 170km về phía Tây Bắc. Sức gió ...

Trung Quốc ngang ngược xây dựng ồ ạt ở Hoàng Sa Trung Quốc ngang ngược xây dựng ồ ạt ở Hoàng Sa

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc ngang nhiên xây dựng nhiều công trình tại đảo Duy Mộng, đảo Cây, Cồn Cát Tây thuộc ...

Vấn đề Biển Đông: Philippines dự đoán tác động của bầu cử Mỹ, tự tin sẽ đạt được COC vào năm sau Vấn đề Biển Đông: Philippines dự đoán tác động của bầu cử Mỹ, tự tin sẽ đạt được COC vào năm sau

Theo quan chức Philippines, việc ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2020 sẽ có vai trò then chốt làm thay đổi tình ...

Tuấn Quỳnh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/asean-dang-phai-doi-mat-voi-tinh-trang-quan-su-hoa-bien-dong-123179.html

In bài viết