Trung Quốc huy động tên lửa và máy bay chiến đấu tới biên giới Ấn Độ

10:52 | 08/09/2020

Truyền thông quốc tế những ngày qua đưa tin Trung Quốc đã triển khai các loại tên lửa đối không và tấn công mặt đất, cùng với nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại đến khu vực biên giới với Ấn Độ.
Đụng độ biên giới Trung-Ấn có thể dẫn tới cuộc chiến không chủ ý Đụng độ biên giới Trung-Ấn có thể dẫn tới cuộc chiến không chủ ý
Đối đầu bạo lực trên biên giới Trung Quốc: Một lính đặc nhiệm Ấn Độ thiệt mạng Đối đầu bạo lực trên biên giới Trung Quốc: Một lính đặc nhiệm Ấn Độ thiệt mạng
3113 chien dau co
Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc. CHINAMIL

Huy động tên lửa tạo mạng lưới phòng không nhiều tầng

Theo tạp chí Forbes phân tích một số hình ảnh, hệ thống tên lửa được triển khai ở khoảng cách 50 km so với khu vực hai bên đụng độ hồi tháng 6, nên khả năng kiểm soát và tác chiến của HQ-9 có thể lấn sâu vào bên trong Ấn Độ. HQ-9 tương đương với S-300 của Nga và Patriot của Mỹ.

Với tầm bắn ước tính khoảng 300 km, HQ-9 khi được triển khai trong thung lũng Chumb có thể đe dọa không quân Ấn Độ dọc theo biên giới giữa Sikkim và Tây Tạng, vùng đất Trung Quốc sáp nhập vào năm 1951.

Trung Quốc đã có một lữ đoàn HQ-9 ở Tây Tạng. “Giả sử các địa điểm dành cho lữ đoàn này ở Tây Tạng, thì có vẻ hợp lý khi cho rằng PLAAF sẽ triển khai HQ-9 và các radar liên quan tới các địa điểm này”, ông Rod Lee, Giám đốc nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Trung Quốc của Không quân Mỹ, cho biết.

Ngoài ra, theo tờ Kashmir Times, Bắc Kinh còn điều động tên lửa phòng không tầm gần HQ-2 có tầm bắn khoảng 45 km đến biên giới Ấn - Trung. HQ-2 kết hợp cùng HQ-9 tạo nên mạng lưới phòng không nhiều tầng ở khu vực này.

Không chỉ có tên lửa đối không, tên lửa đạn đạo Đông Phong 21 (DF-21) cũng đã được Trung Quốc điều động đến khu vực biên giới Ấn Độ. DF-21 là một trong 2 loại tên lửa vừa được Bắc Kinh bắn thử ra Biển Đông trong một cuộc tập trận vào cuối tháng 8. Nếu tên lửa bắn thử ở Biển Đông vừa qua là phiên bản chống tàu chiến, thì DF-21 được triển khai đến biên giới với Ấn Độ là loại tấn công mục tiêu trên bộ. Với tầm bắn tối đa có thể vượt 1.700 km và tốc độ nhanh gấp 10 lần vận tốc âm thanh, DF-21 đủ sức đánh phá nhiều cơ sở từ xa. Trong trường hợp biên giới Ấn – Trung, số tên lửa DF-21 được Bắc Kinh triển khai có thể đe dọa nhiều cơ sở, căn cứ quân sự nằm sâu bên trong lãnh thổ Ấn Độ. Bên cạnh đó, hỏa lực từ loại tên lửa đạn đạo này có thể hỗ trợ khi cần cho quân đội Trung Quốc dọc theo biên giới Ấn - Trung dài hàng ngàn km.

Có thể Trung Quốc chỉ đơn thuần là xây dựng các địa điểm phòng không dự phòng sẽ bị bỏ trống trừ khi cần thiết. Nhưng Trung Quốc cũng có thể đang xây dựng các địa điểm mới để tăng chiều sâu cho hệ thống phòng không bảo vệ các căn cứ không quân của PLAAF sâu hơn bên trong Tây Tạng.

“Hầu hết các địa điểm chính hiện có của PLAAF đều nằm dọc theo xa lộ G318 chạy song song với biên giới, điều này không phù hợp để tạo ra các hệ thống phòng không nhiều lớp”, ông Lee lưu ý.

Theo ông Lee, một vài địa điểm phòng không mới sẽ không gây ngạc nhiên. "Nhưng nếu vì lý do nào đó mà chúng tôi bắt đầu thấy nhiều hơn 5 địa điểm bổ sung, thì tôi cho rằng đó là dấu hiệu cho thấy PLAAF có thể triển khai một lữ đoàn SAM khác tới khu vực, thay vì chỉ đơn giản là đưa cơ sở hạ tầng của lữ đoàn hiện tại đi vào hoạt động."

Dù thế nào đi nữa, nhiều tên lửa phòng không của Trung Quốc ở Tây Tạng sẽ là một vấn đề đau đầu khác đối với các nhà hoạch định quân sự Ấn Độ khi đối mặt với các cuộc xâm nhập của Trung Quốc dọc theo biên giới Trung-Ấn dài 2.500 dặm. Vào tháng Sáu năm 2020, xung đột biên giới gần lãnh thổ phía Bắc Ấn Độ Ladakh - 1.500 dặm từ Sikkim – đã kiến một số Ấn Độ và Trung Quốc thiệt mạng.

3144 photo1599115775135 1599115775315941203935
Một trong những hình ảnh từ vệ tinh

Huy động máy bay chiến đấu

Về sức mạnh không quân, Bắc Kinh cũng điều động nhiều loại máy bay chiến đấu đến khu vực trên. Sau vụ đụng độ hồi tháng 6, Trung Quốc đã triển khai thường xuyên khoảng 24 máy bay tiêm kích J-11 và J-16. Đây có thể xem là những dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm chủ lực của Trung Quốc hiện nay. Kèm theo còn có các loại máy bay cảnh báo sớm trên không KJ-500, máy bay vận tải Y-8G, máy bay trực thăng chiến đấu và chở quân Mi-17…

Đặc biệt, máy bay chiến đấu thế hệ 5 tàng hình J-20 của Trung Quốc cũng được cho là đã hiện diện ở biên giới Ấn - Trung. Truyền thông Trung Quốc cách đây chưa lâu đã “lên gân” rằng sức mạnh của J-20 cao hơn nhiều so với máy bay chiến Vừa qua, New Delhi đã triển khai máy bay chiến đấu Rafale, vừa nhận hàng từ Pháp, đến vùng biên giới với Trung Quốc.

Các loại tên lửa và máy bay trên, phối hợp cùng lực lượng bộ binh với xe bọc thép, xe tăng hạng nhẹ mà Trung Quốc triển khai đến biên giới với Ấn Độ đã giúp Bắc Kinh hình thành nên thế trận tổng lực, đáp ứng các cuộc xung đột quy mô lớn ở khu vực đồi núi.

Ấn Độ mua tên lửa triển khai dọc biên giới với Trung Quốc Ấn Độ mua tên lửa triển khai dọc biên giới với Trung Quốc

Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký một thỏa thuận trị giá 380 triệu USD để mua 6 hệ thống tên lửa Pinaka, bao gồm ...

Ấn Độ tố Trung Quốc có ‘động thái quân sự khiêu khích’ ở biên giới hai nước Ấn Độ tố Trung Quốc có ‘động thái quân sự khiêu khích’ ở biên giới hai nước

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc bùng phát trở lại. Hai bên đều cáo buộc đối phương đang cố gắng xâm lấn lãnh ...

Trung Quốc phản đối việc Ấn Độ điều tàu chiến đến Biển Đông Trung Quốc phản đối việc Ấn Độ điều tàu chiến đến Biển Đông

Hãng thông tấn ANI của Ấn Độ dẫn các nguồn thạo tin trong chính phủ tiết lộ ngày 30-8 Hải quân nước này đã bí ...

Tuấn Quỳnh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/trung-quoc-huy-dong-ten-lua-va-may-bay-chien-dau-toi-bien-gioi-an-do-117778.html

In bài viết