Michel Đức Chaigneau - người cung cấp những tư liệu quý về Kinh thành Huế

09:51 | 19/08/2020

“Hồi ức về Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX” của Michel Đức Chaigneau đã vẽ nên một bức tranh sinh động về Kinh thành Huế, đồng thời góp phần tìm hiểu về mối quan hệ Pháp – Việt một cách đa chiều.
Céline Charpiot: Cô gái gốc Việt nối nhịp cầu công nghệ Pháp - Việt Céline Charpiot: Cô gái gốc Việt nối nhịp cầu công nghệ Pháp - Việt

Là người có hai quê hương, bố người Pháp, mẹ người Việt, Céline Charpiot hiện là Tổng giám đốc công ty Linagora Việt Nam. Chị ...

Hội người Việt Nam tại Pháp ủng hộ 12.000 Euro trong đợt 2 giúp Việt Nam chống COVID-19 Hội người Việt Nam tại Pháp ủng hộ 12.000 Euro trong đợt 2 giúp Việt Nam chống COVID-19

Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF) lần thứ hai kêu gọi người Việt sinh sống tại Pháp và bạn bè ủng hộ đồng bào ...

Sủng thần mang 2 dòng máu Việt - Pháp

Michel Đức Chaigneau (1803-1894) là con trai của Jean-Baptiste Chaigneau (có tên Việt là Nguyễn Văn Thắng), người theo phò vua Gia Long từ lúc còn tranh đấu với nhà Tây Sơn. Sau khi vua Gia Long lên ngôi, Jean-Baptiste Chaigneau được phong làm võ quan, chức Chưởng cơ, tước Thắng Đức hầu.

Michel Đức Chaigneau có mẹ là một phụ nữ Huế, cha là võ quan được vua Gia Long trọng dụng nên Michel Đức Chaigneau thường xuyên được theo cha vào cung và nhiều lần gặp gỡ vua Gia Long.

michel duc chaigneau nguoi cung cap nhung tu lieu quy ve kinh thanh hue
Tác giả “Hồi ức về Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX” - Michel Đức Chaigneau

Michel Đức Chaigneau sống ở Việt Nam đến năm 16 tuổi mới theo cha sang Pháp lần đầu. Năm 19 tuổi ông trở về Việt Nam, 2 năm sau ông quay về và sinh sống tại Pháp đến cuối đời.

Trong hơn 20 sinh sống ở Kinh thành Huế, Michel Đức Chaigneau đã chứng kiến toàn bộ đời sống sinh hoạt từ hoàng cung cho tới làng quê bình thường. Những điều mắt thấy, tai nghe sau đó đã được ông ghi lại trong cuốn "Hồi ức về Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX" (Souvenirs des Hue) xuất bản năm 1867.

Các chuyên gia văn hoá đánh giá, Michel Đức Chaigneau là nhân chứng lịch sử ở vào một vị trí có một không hai: ở bên trong và quan sát từ bên ngoài một vùng không gian văn hóa. Đây là một trong những nét giá trị của những thông tin cuốn sách cung cấp.

michel duc chaigneau nguoi cung cap nhung tu lieu quy ve kinh thanh hue
Nhà của Michel Đức Chaigneau tại Huế hồi đầu thế kỷ 19. (Ảnh: Thanh niên)

Bức tranh sinh động về Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX

“Hồi ức về Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX” đưa người đọc đi từng nơi của kinh thành và vùng lân cận, từ những nơi quan trọng nhất không phải ai cũng được đặt chân vào như: hoàng cung, cung cấm đến những nơi thường nhật hơn, nơi người dân sinh sống, làm ăn buôn bán, như: chợ Được, chợ Dinh, phố Bao Vinh... Từng nơi, từng lúc, Michel Đức Chaigneau luôn kèm theo những lời bình hay nhận xét.

Đặc biệt trong cuốn hồi ức, Michel Đức Chaigneau đã cung cấp một số thông tin về chốn hậu cung. Đó là ký ức từ những lần ông theo cha vào cung bái kiến vua Gia Long và tiếp đó được vào tận nơi ở của hoàng hậu để bái kiến, đây là những tư liệu quý ít được chính sử đề cập.

Tác giả còn mô tả tỉ mỉ những hoạt động đặc thù nơi kinh thành, như Tết Nguyên đán với nhiều hoạt cảnh khác nhau làm nên hương vị đặc thù từ năm cũ bước sang năm mới ở chốn kinh thành. Đó là cảnh quan lại, binh lính thu dọn, sắp xếp lại nơi làm việc; lăng tẩm được chăm sóc; cấp dưới hay gia nhân biếu quà cho quan trên, gia chủ; việc cúng gia tiên và tiệc tùng trong gia tộc; đốt pháo hay các trò chơi ngày tết...

Có những chi tiết được tác giả ghi chép lại cẩn thận, chẳng hạn như miêu tả Kinh thành Huế ngày đầu năm: “Buổi sáng đầu năm, quan lại mặc đại lễ phục, sẽ tập trung ở Hoàng thành: họ sắp xếp đội ngũ và sau đó vào sân chầu nơi vua thiết triều… Trong suốt ngày đầu năm, ở hoàng cung, nhà các quan hay dân thường, để bày tỏ niềm vui năm mới, người ta đốt pháo nhiều vô kể. Mọi người đều đổ ra đường, người thì đi dạo, người thì đi xem kịch hay xem tung hứng nhào lộn…”.

michel duc chaigneau nguoi cung cap nhung tu lieu quy ve kinh thanh hue
Cuốn “Hồi ức về Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX” đem lại những góc nhìn mới mẻ về kinh thành Huế những năm đầu thế kỷ XIX. (Ảnh: Thái Hà Books)

“Hồi ức là một bức tranh sinh động về Kinh thành Huế thời vua Gia Long, mỗi trang như là một “ảnh chụp cắt lớp” về xã hội và con người Việt Nam đương thời. Tác giả đưa người đọc đi qua nhiều miền không gian khác nhau, từ Ngọ Môn đến Tam - Pháp rồi đến chuyện xử án, từ cảnh chợ chung đến cảnh người buôn kẻ bán đứng ngồi chen chúc, từ cảnh người người đi mua sắm rồi đến món ăn thức uống bản xứ đặc thù”, dịch giả Lê Đức Quang nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, cuốn sách cũng được coi là một tài liệu đáng tin cậy, đã vẽ lên bức tranh về Huế xưa, góp phần tìm hiểu mối quan hệ Pháp – Việt đa chiều, với những góc cạnh đặc thù, giúp người đọc thêm hình dung, thêm lý giải về những đụng độ va chạm sau này trong mối bang giao Pháp – Việt...

Hội Hữu nghị Việt – Pháp TP. HCM; HUFO tặng hơn 23.000 khẩu trang, 100 lít dung dịch sát khuẩn cho người dân Pháp chống COVID-19 Hội Hữu nghị Việt – Pháp TP. HCM; HUFO tặng hơn 23.000 khẩu trang, 100 lít dung dịch sát khuẩn cho người dân Pháp chống COVID-19

Chiều 28/4, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM (HUFO) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Pháp TP.HCM trao 23.000 khẩu ...

Cô gái Việt cùng chồng đạp xe 16.000 km từ Pháp về Việt Nam Cô gái Việt cùng chồng đạp xe 16.000 km từ Pháp về Việt Nam

Không một phút đắn đo suy nghĩ, Khánh Nguyên (25 tuổi) cùng Thibault (chồng người Pháp) quyết định đạp xe về Việt Nam kết hợp ...

Mai Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/michel-duc-chaigneau-nguoi-cung-cap-nhung-tu-lieu-quy-ve-kinh-thanh-hue-115677.html

In bài viết