Những món ngon nổi tiếng nhất định phải thử khi đến Bắc Kinh
Ba món ăn Việt Nam lọt top 100 món cơm ngon nhất châu Á Cơm tấm, xôi gà, cơm chiên kiểu Việt Nam là ba món ăn Việt Nam lọt top 100 món cơm ngon nhất châu Á 2023 của chuyên trang ẩm thực Taste Atlas. |
Bánh chưng, cơm tấm Việt là một trong những món ăn từ gạo ngon nhất thế giới Mới đây, chuyên trang về ẩm thực thế giới TasteAtlas đã công bố danh sách 100 món ăn từ gạo được đánh giá ngon nhất thế giới. Ẩm thực Việt Nam có 2 đại diện nằm trong danh sách này là cơm tấm với vị trí thứ 3 và bánh chưng ở vị trí thứ 97. |
1, Vịt quay Bắc Kinh
Nhắc đến ẩm thực Bắc Kinh mà bỏ qua Vịt quay Bắc Kinh thì quả thật là một điều thiếu sót. Vịt quay không những là món ăn đặc trưng của Bắc Kinh - Trung Quốc mà còn nổi tiếng với thực khách trên toàn thế giới. Bất cứ thực khách nào đặt chân đến nơi đây đều muốn thưởng thức món vịt quay trứ danh này.
Vịt quay Bắc Kinh. (Ảnh: Internet) |
Đây là món ăn có nguồn gốc từ thời Nam và Bắc Triều của Trung Quốc. Ban đầu Vịt quay Bắc Kinh được đặt tên là “Thiêu áp tử” (燒鴨子) được đề cập trong sách hướng dẫn Ẩm thiện chính yếu (飲膳正要) vào năm 1330 bởi Hốt Tai Huệ (忽思慧) - một giám định viên của nhà bếp hoàng gia. Sau này, tên gọi “Vịt quay Bắc Kinh” gắn liền với thời kỳ cuối thời nhà Minh, khi nó đã trở thành một trong những món ăn chính trong thực đơn của triều đình.
Nguyên liệu của Vịt quay Bắc Kinh chính là thịt vịt được chọn lọc kĩ lưỡng, phải là là những con to béo và da mỏng. Sau đó, vịt đã qua tẩm ướp được nướng trên lửa than, có màu đỏ au, thịt mỡ nhưng không ngấy. Khác với những món vịt khác, Vịt quay Bắc Kinh bên ngoài thì giòn, bên trong lại rất mềm.
Ngày nay Vịt quay Bắc Kinh là một trong những món ăn Trung Quốc trứ danh được thực khách toàn thế giới biết đến. Do đó, Vịt quay Bắc Kinh trở thành món ăn thường trực trong thực đơn ngoại giao đối tiếp các vị lãnh đạo các quốc gia khi ghé thăm Trung Quốc.
2, Kẹo hồ lô
Kẹo hồ lô (糖果) có nguồn gốc từ đời nhà Tống (960 – 1279) gắn liền với phương thuốc của một thần y trong dân gian khi chữa bệnh cho Vương Phi của Hoàng đế Tống Quang Tông khi bà mắc bệnh nan y. Phương thuốc của ông rất đơn giản, chỉ là làm những chiếc kẹo từ quả táo gai trong nước đường đun nóng, trước mỗi bữa ăn thì ăn từ 5 đến 10 viên. Trước sự ngỡ ngàng của các thái y và quan lại trong triều đình, Vương Phi đã thực sự khỏi bệnh sau 2 tuần với thực đơn như vậy.
Sau đó phương thuốc chữa bệnh này nhanh chóng được lan truyền trong dân gian với ý nghĩa vừa ngon vừa tốt cho sức khoẻ. Cũng từ đây những xiên kẹo hồ lô chính thức xuất hiện.
Kẹo hồ lô. (Ảnh: Internet) |
Màu đỏ của kẹo hồ lô chính là tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Vì thế người ta quan niệm ăn món này có thể xua đuổi được xui xẻo và mang lại hạnh phúc. Vào các dịp lễ Tết mua kẹo hồ lô tặng các em bé đã trở thành 1 nét văn hoá đẹp thay cho lời chúc sức khỏe, may mắn.
3, Mì Zha Jiang Mian
Một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến Bắc Kinh là món Trác tương miến hay còn gọi là Mì Zha jiang mian (tiếng Trung: 炸醬面). Mì Zha jiang mian là một món mì truyền thống của Trung Quốc. Đây là một món mì có nguồn gốc từ Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, nó đã được biết đến như một trong "Mười món mì hàng đầu ở Trung Quốc" sau khi lan rộng khắp đất nước và phổ biến ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Sơn Đông, Hà Bắc, Liêu Ninh, Cát Lâm và các khu vực phía bắc khác.
Nguồn gốc của loại mì này chỉ được người dân Trung Quốc lan truyền trong dân gian chứ chưa có nghiên cứu lịch sử nào nghiên cứu về nó. Vào thời Quảng Hưng của nhà Thanh, Liên minh tám nước xâm lược Trung Quốc tràn đến Bắc Kinh, Từ Hi Thái hậu và Hoàng đế Quảng Hưng phải trốn khỏi Bắc Kinh đến Phố Nam ở Tây An. Trên đường chạy trốn vừa đói, vừa mệt, thấy có quán bên đường bán bát mì trông rất ngon mà mùi cũng rất thơm, Thái hậu cùng Hoàng thượng đã vào ăn và ai cũng khen ngon. Vì thế, lúc lên đường về Bắc Kinh, thái hậu đã ra lệnh đưa người chủ quán mì đó vào cung để làm món mì này. Từ đó món mì Zha Jiang Mian đã trở thành một trong những món ăn đặc trưng của ẩm thực Bắc Kinh.
Mì Zha Jiang Mian. (Ảnh: Internet) |
Về cơ bản mì Zha Jiang Mian cũng tương tự như mì trộn hay spaghetti. Cách chế biến của mì tương đối đơn giản nhưng nổi bật và khác biệt ở phần sốt đậm đà, đặc trưng ở nơi đây. Mì sau khi được luộc chín sẽ cho vào trong bát, sau đó đổ thêm nước sốt vàng hoặc nước sốt mì ngọt làm từ đậu nành, thịt lợn băm nhỏ phi thơm với hành cùng các loại sốt đậu. Sợi mì to bản được trộn với nước sốt đậu tương chao qua dầu. Khi làm xốt tương, phần xốt sẽ chìm xuống đáy chảo, và một lớp dầu sẽ nổi trên đó, do đó gọi là "trác tương" bởi “trác”nghĩa là chiên ngập dầu. Tuy đơn giản nhưng hương vị của món ăn này sẽ khiến thực khách nhớ mãi.
4, Lẩu cừu Mông Cổ
Nếu đi du lịch Bắc Kinh từ tháng 10 trở đi thì món lẩu cừu Mông Cổ chắc chắn là món ăn không thể bỏ qua. Lẩu cừu được cho là đã có xuất xứ từ thời kỳ nhà Nguyên khi người Mông Cổ thống trị Trung Quốc đại lục. Sau đó món ăn này được lan truyền ra khắp Trung Quốc, trở thành món ăn nổi tiếng của Trung Quốc nói chung và của Bắc Kinh nói riêng. Khi ăn Lẩu cừu Bắc Kinh có thể dùng nồi lẩu bằng đồng, nhôm hay đất đặt giữa bàn.
Lẩu cừu Mông Cổ. (Ảnh: Internet) |
Phần nhúng lẩu bao gồm thịt cừu, thịt bò, tôm, cá, rau củ quả tươi, đậu. Những miếng thịt cừu được thái lát mỏng, có thể ăn ngay sau khi nhúng nồi lẩu. Có rất nhiều loại sốt ăn kèm với đồ nhúng lẩu. Các thành phần chính của món nước sốt bao gồm dầu mè, sốt mè, nước tương đậu nành, rau mùi, rượu gạo, sốt đậu tương, tỏi,... Vào mùa đông mọi người tụ tập quanh nồi lẩu nghi ngút khói, cho vào một ít miếng thịt cừu, rau với nước sốt nóng hổi, quả là rất tuyệt vời. Món ăn này nhìn chung không có cách chế biến quá khác biệt so với món lẩu ở Việt Nam, tuy nhiên phần nước lẩu và gia vị được sử dụng theo đúng kiểu Trung Quốc nên chắc chắn sẽ đem lại những cảm nhận và trải nghiệm hoàn toàn khác biệt cho du khách.
5, Sủi cảo
Không chỉ riêng Bắc Kinh mà mỗi khi nhắc đến ẩm thực Trung Quốc, người ta sẽ lại nghĩ ngay đến món sủi cảo vô cùng hấp dẫn. Món ăn này được cho là phát minh của Trương Trọng Cảnh vào năm 25-220 sau Công Nguyên. Ông là một thầy thuốc vô cùng nổi tiếng thời đó. Sủi Cảo ban đầu có tên là “tai mềm” vì nó được dùng để chưa chứng bệnh “tê buốt tai”. Chắc hẳn nhiều người sẽ nhầm món ăn này với Há Cảo. Sủi trong tiếng trung là nước (Shuǐ – 水), có nghĩa sẽ được luộc chín. Khác với Há Cảo là được hấp.
Sủi cảo. (Ảnh: Internet) |
Sủi cảo có lớp vỏ làm bằng bột mỳ và phần nhân được làm từ tôm hay thịt lợn cùng các loại rau củ băm nhuyễn. Những chiếc sủi cảo có hình bán nguyệt và được chế biến theo nhiều cách khác nhau, vỏ bánh sủi cảo làm từ bột mì pha trứng cán mỏng, đều. Nhân bên trong gồm có: thịt say, tôm, cà rốt, hành tây… Món ăn này khi chín sẽ có màu vàng bắt mắt của trứng gà, lớp vỏ mềm và béo ngậy.
Là một món ăn truyền thống Bắc Kinh, nên bạn có thể dễ dàng thưởng thức món sủi cảo ngon đúng điệu ở hầu hết những con phố của Bắc Kinh.
Mai Thuỳ (Lược dịch từ Baidu)
Trải nghiệm món ngon vùng miền chào xuân 2023 tại Hà Nội Từ ngày 1/12/2022 - 2/1/2023, chuỗi hoạt động chủ đề “Món ngon vùng miền - Chào xuân 2023” sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). |
Taste Atlas: Canh chua cá Việt Nam là một trong những món canh ngon nhất thế giới Theo đánh giá của Taste Atlas - trang web được mệnh danh "bản đồ ẩm thực thế giới", trong hạng mục "10 món canh hoặc súp rau ngon nhất", món canh chua cá của Việt Nam đứng vị trí thứ 7. |