Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng cho ngành lúa gạo không hề bị vướng
"Ngóng" tín dụng mùa cao điểm thu hoạch lúa gạo Đông Xuân Lĩnh vực xuất khẩu gạo, đa phần là những doanh nghiệp vừa và nhỏ ít vốn, nhưng cần một lượng tiền rất lớn để mua lúa gạo vào mùa cao điểm. |
Đẩy mạnh cho vay lúa gạo tín chấp trên cơ sở quản lý dòng tiền Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả thẩm định, đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng và đánh giá rủi ro, tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay hoặc cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở quản lý dòng tiền. |
Hội nghị "Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu" do Bộ Công Thương tổ chức. |
Tại hội nghị "Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu", do Bộ Công Thương tổ chức ngày 25/4, hầu hết các hiệp hội ngành hàng như: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da giầy – Túi xách Việt Nam đều nêu những khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải trong tiếp cận vốn tín dụng.
Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn tín dụng thu mua lúa gạo
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, từ ngày 01/01 - 15/04/2023 cả nước đã xuất khẩu được 2,371 triệu tấn gạo, trị giá 1,251 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022, tăng 33,70% về số lượng và tăng 44,55% về trị giá.
Về thị trường xuất khẩu, Philippines tiếp tục duy trì vị thế nhập khẩu gạo truyền thống và hàng đầu của Việt Nam. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2023, Philippines đã nhập khẩu từ Việt Nam 893 ngàn tấn gạo các loại, tăng 32,3% so với cùng kỳ 2022.
Thị trường nhập khẩu lớn thứ hai là Trung Quốc khoảng 340 ngàn tấn, tăng hơn 91% so với năm trước. Theo sau là Indonesia với 149 ngàn tấn, chủ yếu là những hợp đồng đã ký từ năm 2022 chuyển sang, so với cùng kỳ thì tăng trên 179 lần. Malaysia: 77 ngàn tấn, giảm 11,83% và Ghana: 59 ngàn tấn, giảm 44,97% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Nam, mặc dù thời gian qua, việc xuất khẩu gạo tuy đã đạt được những kết quả tích cực nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về vốn tín dụng.
Hiện phần lớn các thương nhân đều đang khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhất là nguồn vốn lưu động. Trong khi giá lúa gạo trong những năm gần đây đầy biến động, thậm chí nguồn cung trong nước tại một số thời điểm bị mất cân đối. Do đó, hạn mức tín dụng thấp làm cho tiến độ thu mua của thương nhân bị ảnh hưởng đáng kể.
Tại những thời điểm thu hoạch chính vụ, công tác thu mua lúa gạo gặp rất nhiều khó khăn do ngân hàng không thể chủ động mở thêm hạn mức tín dụng (theo thời điểm) cho các thương nhân xuất khẩu gạo. Cùng với đặc thù sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, việc duy trì mức dự trữ lưu thông 5% theo quy định của Nghị định 107/2018/NĐ-CP cũng gây áp lực khá lớn lên các thương nhân xuất khẩu gạo.
NHNN sẽ tập trung nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho ngành lúa gạo
Trước phản ánh của các hiệp hội ngành hàng về việc khó tiếp cận vốn cũng như các hạn mức tín dụng, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Chi nhánh TP.HCM cho biết, trong quý 1/2023 xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp về vốn, NHNN đã ban hành 2 chính sách có tác động trực tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp đó là chính sách đối với lãi suất của NHNN.
Cũng trong quý 1, NHNN đã hai lần đều chỉnh hạ lãi suất điều hành, đặc biệt đợt điều chỉnh gần đây, NHNN quy định trần lãi suất tiền gửi từ 6 tháng trở xuống giảm còn 5,5%, tiền gửi không kỳ hạn lãi suất từ 1% xuống còn 0,5% đã tác động trực tiếp đến lãi suất đầu vào, giúp giảm lãi suất cho vay.
Điểm thuận lợi tiếp là vào ngày 24/4, NHNN đã ban hành chính sách cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nợ cho khách hàng của ngân hàng. Cơ chế này sẽ tác động hỗ trợ doanh nghiệp về áp lực trả nợ vay cũng như tạo điều kiện vốn cho họ duy trì hoạt động ổn định khó khăn hiện nay.
“Hai cơ chế này có thể nói là rất lớn, cơ chế cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ chỉ áp dụng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cũng như giai đoạn khó khăn do COVID-19. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, NHNN cũng đưa ra cơ chế cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp đó là 2 chính sách lớn. Riêng đối với lĩnh vực xuất khẩu, có rất nhiều chính sách để hỗ trợ. Bởi đây là lĩnh vực mũi nhọn là động lực tăng trưởng kinh tế”, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM nói.
Cụ thể, theo ông Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, ngoài chính sách chung, NHNN còn có thêm chính sách cụ thể.
Thứ nhất, đối với doanh nghiệp xuất khẩu thuộc nhóm cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng lãi suất không quá 4,5%/năm. Đây là mức lãi suất rất thấp. Chính sách này đã áp dụng từ năm nay từ 2012 và tập trung vào đối tượng doanh nghiệp xuất khẩu.
Thứ hai, các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được hưởng gói hỗ trợ 2% lãi suất, song, các doanh nghiệp cũng phản ảnh gói hỗ trợ này triển khai khá chậm. Nhóm ngành hàng dệt may, da giày và giấy đều là đối tượng được hỗ trợ lãi suất.
“Tôi tin rằng với chính sách lãi suất giảm, cũng như cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ sẽ trực tiếp tác động đến doanh nghiệp giúp họ hoạt động tốt hơn trong thời gian tới”, ông Lệnh chia sẻ.
Đề cập đến ý kiến cụ thể của VFA, ông Lệnh cho biết, đây là một ngành quan trọng và được NHNN tập trung cơ chế chính sách cũng như thực hiện hỗ trợ rất nhiều trong thời gian vừa qua và trong năm 2023, mức tăng trưởng tín dụng NHNN dành cho ngành hàng này không hề bị vướng.
Trong năm 2023, NHNN định hướng hạn mức tín dụng cho ngành lúa gạo từ 14% đến 15%, cao hơn những năm trước đây, cho nên về mặt đáp ứng nguồn vốn là không bị vướng.
Theo ông Lệnh, riêng đối với thu mua lúa gạo, trong 3 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng đạt mức 7%, cao nhất so với thời điểm cuối năm 2022, trong khi bình quân mức tăng trưởng tín dụng chung là 2,06%.
“NHNN luôn có hạn mức tín dụng chuyên đề đối với thu mua lương thực, cho nên những vướng mắc mà VFA phản ảnh chúng tôi sẽ ghi nhận và kiến nghị với Ngân hàng Trung ương. Còn lại đối với ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp về vấn đề lãi suất và cơ cấu lại nợ thì hai cơ chế đó sẽ có những điều chỉnh tác động trong nay mai”, ông Lệnh khẳng định.
Thêm ngân hàng triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng Các ngân hàng thương mại cho khách hàng vay vốn theo chương trình bằng nguồn vốn tự huy động của chính ngân hàng. |
Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ Ngân hàng Nhà nước trao quyền chủ động cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc xem xét, đánh giá khó khăn của khách hàng để quyết định việc cơ cấu lại khoản nợ vay của khách hàng. |