Năm 2023 là năm bản lề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Để tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, vượt qua các khó khăn thách thức, tạo tiền đề cho các năm tiếp theo, UBND tỉnh đã đã xác định một số nội dung nhiệm vụ cụ thể cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn về tình hình dịch bệnh và sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu. Nhưng tỉnh Thái Nguyên đã vượt qua thách thức, đạt được những kết quả xuất sắc về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Đặc biệt, công tác đối ngoại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài…
Trong những năm qua, công tác đối ngoại của tỉnh Thái Nguyên được triển khai tích cực, chủ động và thích ứng linh hoạt với tình hình thực tiễn; các hoạt động đối ngoại được triển khai toàn diện trên cả ba trụ cột: Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân. Qua đó, góp phần chung vào phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào địa bàn.
Xác định vùng trung du và miền núi phía Bắc có vị trí chiến lược trong xây dựng và phát triển đất nước. Ngày 10/02/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (viết tắt là Nghị quyết số 11).
Đó là lời đề nghị của ông Andrew Robb, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại và Đầu tư Australia, là trưởng đoàn trong buổi làm việc giữa Hội đồng doanh nghiệp Australia - Việt Nam vừa qua với lãnh đại UBND tỉnh Thái Nguyên.
Theo ông Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên: Với mục tiêu xây dựng tỉnh Thái Nguyên là trung tâm kinh tế công nghiệp, công nghệ cao, cực tăng trưởng, hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế vùng trung du, miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030, nên việc chuẩn bị các cơ sở hạ tầng thiết yếu của địa phương luôn chủ động và đạt kết quả tốt.
Với nhiều lợi thế cạnh tranh cùng những cam kết đầy mạnh mẽ và quyết liệt về chính sách thu hút đầu tư, tỉnh Thái Nguyên đã tạo được ấn tượng và sức hút đặc biệt đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Từ việc nhìn rõ những thế mạnh và hạn chế của mình, tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung đẩy mạnh thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án về phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục tăng trưởng, môi trường đầu tư tốt, là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong phát triển kinh tế giai đoạn 2020-2025, tỉnh Thái Nguyên từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, cạnh tranh của tỉnh, phát huy thế mạnh của từng địa phương trong tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, phát huy các tiềm năng, lợi thế, như: Vị trí địa lý; hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại; cơ chế ưu đãi đầu tư hấp dẫn; chính quyền năng động, thân thiện và luôn đồng hành cùng doanh nghiệp…