Gần 3.500 người Việt Nam là nạn nhân của buôn bán người

18:07 | 29/11/2019

Theo Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, khu vực tiểu vùng sông Mekong, trong đó có Việt Nam, được đánh giá là điểm nóng của tình trạng mua bán người, di cư bất hợp pháp. Từ năm 2013-2019, Việt Nam có 3.476 người là nạn nhân của các vụ mua bán người, trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em (trên 90%), đa số là người dân tộc thiểu số.
gan 3500 nguoi viet nam la nan nhan cua buon ban nguoi Phó Thủ tướng chia buồn với các nạn nhân trong vụ 39 người chết ở Anh trên Twitter
gan 3500 nguoi viet nam la nan nhan cua buon ban nguoi Vụ án VN Pharma: Khởi tố 7 bị can buôn bán thuốc giả
gan 3500 nguoi viet nam la nan nhan cua buon ban nguoi Vụ 39 người chết ở Anh: Tài xế container từng tham gia vào băng nhóm buôn người toàn cầu
gan 3500 nguoi viet nam la nan nhan cua buon ban nguoi

Đây là thông tin được ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) chia sẻ tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 09/2013/NĐ –CP ngày 11/1/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/11.

Theo ông Nguyễn Xuân Lập, từ năm 2013-2019, Việt Nam có 3.476 người là nạn nhân của các vụ mua bán người, trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em (trên 90%), đa số là người dân tộc thiểu số.

Theo ông Nguyễn Xuân Lập, trong bối cảnh tình hình mua bán người trên thế giới đang phức tạp, khu vực Tiểu vùng sông Mekong, trong đó có Việt Nam, được đánh giá là điểm nóng của tình trạng mua bán người, di cư bất hợp pháp.

Thống kê của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc cho thấy trên thế giới có khoảng 244 triệu người di cư và tiếp tục tục tăng lên do ảnh hưởng của tình trạng khủng bố, xung đột, bạo lực… Nhiều người trong số đó trở thành nạn nhân của khoảng 510 đường dây mua bán người trên thế giới.

Tại Việt Nam, qua điều tra 1.232 vụ mua bán người, Bộ Công an đã xác định nạn nhân mua bán người thường tập trung ở những vùng nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người dân chỉ làm ruộng hoặc không có việc làm, gặp những chuyện éo le về gia đình, tình cảm, trình độ học vấn thấp. Đặc biệt, tình trạng mua bán trẻ em, nhất là học sinh các trường dân tộc nội trú diễn biến phức tạp.

Ngoài ra, nhiều đối tượng nước ngoài vào Việt Nam câu kết với đối tượng cò mồi, môi giới đưa người Việt Nam ra nước ngoài lao động trái phép. Khi ra nước ngoài, chúng thu giữ giấy tờ tùy thân để cưỡng bức lao động, quỵt tiền lương hoặc báo cơ quan chức năng để trục xuất nạn nhân về nước.

Nhằm hỗ trợ nạn nhân của nạn buôn bán người, trong thời gian qua Việt Nam đã có nhiều hoạt động trợ giúp nạn nhân của nạn mua bán người. Cả nước có 425 cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó có 195 cơ sở công lập và 230 cơ sở ngoài công lập. Từ năm 2013 đến tháng 6/2019, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội đã tiếp nhận, hỗ trợ 2.961 nạn nhân, trong đó có 2.891 phụ nữ và 528 người dưới 18 tuổi… Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức xã hội đối với nạn nhân của nạn mua bán người gồm cung cấp các nhu cầu thiết yếu, trợ giúp về y tế, tâm lý, pháp lý, hỗ trợ học văn hóa, học nghề, vay vốn sản xuất.

Khánh Ngân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/gan-3500-nguoi-viet-nam-la-nan-nhan-cua-buon-ban-nguoi-95303.html

In bài viết