ChildFund: Giúp 250 trẻ em dân tộc thiểu số tham gia làm phim

07:50 | 26/05/2019

TĐO - Tham gia dự án, em đã học hỏi được nhiều điều bổ ích. Không chỉ được học các kỹ năng làm phim, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo mà em còn được gặp gỡ và giao lưu với thêm nhiều bạn bè mới.
ChildFund, ActionAid Việt Nam: Xây dựng trạm y tế mới cho nhân dân phường 9 (Trà Vinh) Childfund Australia: Tài trợ 6,2 tỷ đồng bảo vệ trẻ em Cao Bằng ChildFund Pass It Back: Thay đổi nhận thức về giới từ sân bóng đến xã hội
khi tre em tu lam phim
Khi trẻ em tự làm phim. Ảnh: Childfund

Đây là tâm sự chung của các em học sinh tham gia sự kiện Kết nối trẻ em “Ươm mầm lãnh đạo – Hướng tới tương lai” do Văn phòng đại diện ChildFund Australia tại Việt Nam (ChildFund Việt --Nam) phối hợp với Ban quản lý chương trình ChildFund huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình và huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng tổ chức trong ba ngày 24-26/5.

Góc nhìn cuộc sống qua ống kính trẻ thơ

Sự kiện có sự tham gia của đại diện Cục Trẻ em – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đại diện Ủy ban Nhân dân các huyện dự án của ChildFund tại ba tỉnh và gần 250 trẻ em và thanh thiếu niên dân tộc thiểu số đã trực tiếp tham gia vào các hoạt động của dự án.

Được biết, kết nối tiềm năng lãnh đạo là một dự án do ChildFund Việt Nam tài trợ trong khoảng thời gian từ năm 2016 – 2019.

Dự án này nhằm “tăng cường sự tham gia, tiếng nói, tính tự đại diện của trẻ em và thanh thiếu niên để họ có cái nhìn tích cực vào tương lai và truyền cảm hứng cho các trẻ em khác trong cộng đồng”. Dự án được thực hiện ở mười hai xã bao gồm bốn xã ở huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình là Kim Truy, Cuối Hạ, Đú Sáng, Thượng Tiến (có một xã Kim Truy đã thực hiện dự án Child Connect), bốn xã ở huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn là Lãng Ngâm, Nà Phặc, Trung Hòa, Thuần Mang và bốn xã thuộc huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng là Hồng Định, Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc.

Trong khuôn khổ sự kiện, 10 phim ngắn và 2 phóng sự do 12 nhóm trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi 8 đến 16 đến từ 12 xã thuộc huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn), huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình) và huyện Quảng Uyên (tỉnh Cao Bằng) tự thực hiện từ khâu lên kịch bản, quay phim, đóng phim và biên tập hậu kỳ đã được giới thiệu và trình chiếu.

12 tác phẩm của trẻ em và thanh thiếu niên có nội dung xoay quanh tình cảm gia đình, bạn bè, ước mơ, hoài bão và nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những quan sát của trẻ em về đời sống và những khó khăn các em gặp phải trong cuộc sống. Đặc biệt, những nguy cơ mới trong đời sống của trẻ em và thanh thiếu niên như việc mất an toàn khi sử dụng mạng xã hội cũng được các em thể hiện qua phim.

Bên cạnh đó cũng có các bộ phim đề cập đến những hỗ trợ tích cực của cha mẹ, thầy cô giáo và chính quyền địa phương để giải quyết các vấn đề trên.

Từ những ngày đầu hết sức bỡ ngỡ, chưa biết đến những công việc phải làm ra một bộ phim như thế nào thì đến nay các em đã biết được các quy trình, công việc làm ra một bộ phim. Hơn nữa các em còn có thể tự viết kịch bản, quay phim, các công đoạn khác... để làm ra một bộ phim.

khi tre em tu lam phim
Đại diện nhóm làm phim lên nhận giải.

Nhiều bộ phim còn được ban giám khảo và người xem đánh giá cao về nội dung, về cách tiếp cận, phản ánh và nhân vật diễn xuất trong phim... Để làm được những bộ phim hay như thế, các em đều được tập huấn về các kiến thức và kỹ năng làm phim như: xây dựng kịch bản, quay phim và dựng phim... Ngoài ra, các em cũng được trang bị các kiến thức về sự tham gia và kỹ năng ra quyết định.

Phát huy tiềm năng của mỗi trẻ

Cô giáo Đinh Thị Bích Trưng, phụ trách nhóm trẻ em tại xã Thuần Mang, tâm sự đây là năm thứ hai cô tham gia hướng dẫn nhóm làm phim. Các em khi được tham gia đều rất thích thú, các em có thể phát triển các kĩ năng sống cho bản thân mình như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm. Điều đặc biệt hơn nữa, xã của cô là một xã vùng sâu sa nên một số học sinh còn chưa bao giờ tiếp xúc với các trang thiết bị hiện đại. Bây giờ thì các em có thể sử dụng thuần thục máy quay, máy tính để làm ra những bộ phim được trình chiếu ở đây. Ngoài ra, các cô thầy giáo cũng có thể nhận thấy sự thay đổi tích cực từ bản thân các em.

“Như em Hà Vi Minh Quân của trường chúng tôi, sau khi tham gia làm bộ phim, em được đi cùng các bạn chứng kiến những hoàn cảnh của các bạn đồng lứa nhưng khó khăn hơn mình rất nhiều. Chính vì thế, Quân đã có một sự thay đổi rất lớn: yêu thương nhường nhịn em nhiều hơn, biết đỡ đần bố mẹ nhiều hơn và khi ở trên lớn cố gắng học tập nhiều hơn.” Cô giáo Trưng chia sẻ về một thành viên trong đoàn làm phim, đồng thời nói thêm, không chỉ em Quân mà nhiều em học sinh khác đã có sự thay đổi lớn mà các cô giáo phụ trách và gia đình có thể cảm nhận được.

Được biết, bộ phim do nhóm làm phim thuộc xã Thuần Mang (huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) mang tên “Sao không ai quan tâm em” kể về một bé gái sinh ra trong gia đình không có con trai. Cô bé không những bị người cha nghiện rượu ruồng bỏ, đánh đập, mà còn bị bạn bè trêu chọc xa lánh đến mức phải bỏ nhà đi trốn. Đây không phải là câu chuyện xa lạ nhưng chính những tình tiết bất ngờ và cách gỡ nút thắt khéo léo của phim đã khiến cả khán phòng tập trung theo dõi và dành sự khen ngợi bằng những tràng pháo tay không ngớt khi phim kết thúc.

Bộ phim đã đạt hai giải “Phim xuất sắc nhất” do ban tổ chức lựa chọn và giải Bộ phim có quay phim xuất sắc nhất, em Hoàng Vi Minh Quân đoạt giải Diễn viên phụ xuất sắc nhất.

Em Ngô Phương Thảo, học sinh lớp trường dân tộc bán trú trung học cơ sở Thuần Mang, cũng là một diễn viên trong bộ phim “Sao không ai quan tâm em” cho biết, bộ phim được xây dựng dựa trên một câu chuyện có thật tại xã của em. Qua bộ phim, các em muốn gửi gắm hi vọng tích cực cho các bạn gái có hoàn cảnh tương tự, hi vọng các bạn sẽ được bạn bè, cô giáo quan tâm, giúp đỡ; bố bạn không còn uống rượu và gia đình trở nên hạnh phúc như xưa.

Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn chia sẻ, ngoài dự án “Kết nối tiềm năng lãnh đạo” này, Childfund hàng năm đều tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa trẻ em và lãnh đạo tỉnh và sở ban ngành. Chúng tôi cũng thường xuyên tiếp thu và lắng nghe những ý kiến cũng như nguyện vọng của các em, từ đó, các cơ quan chức năng có những điều chỉnh như: tạo điều kiện cho các em có nhiều thời gian hơn nữa để rèn luyện kĩ năng sống, giao tiếp; kỹ năng phòng chống đuối nước, phòng tránh bạo lực hay xâm hại với trẻ em.

Theo ông Lê Ngọc Bảo, chuyên gia về Bảo vệ trẻ em của Childfund, sau 3 năm thực hiện, dự án đã giúp đỡ được 480 trẻ em và thanh thiếu niên ở các vùng dân tộc thiểu số. Đặc biệt, năm nay các trẻ tham gia có các em nhóm yếu thế như trẻ khuyết tật, trẻ thuộc các gia đình khó khăn. Ngoài ra, các thầy cô giáo, lãnh đạo tại các ban ngành địa phương còn ngày càng hiểu hơn mục đích và lợi ích khi cho trẻ em thay gia vào những hoạt động rèn luyện kỹ năng, và đã ủng hộ tích cực dự án của Childfund.

Childfund cho rằng trẻ em nào cũng có tố chất lãnh đạo, chỉ khác nhau ở độ mạnh yếu và chưa thể hiện ra thôi. Nếu người lớn cho các em cơ hội thì các em đều có thể thể hiện tài năng khác nhau. Và người lãnh đạo thể hiện ở những kỹ năng như giao tiếp, lãnh đạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, động viên nhóm mình. Những kỹ năng này các em đều được rèn luyện trong dự án và tùy theo tố chất thì các em đều phát huy được năng lực của mình./.

Xem thêm

khi tre em tu lam phim World Vision hỗ trợ xây dựng môi trường giáo dục an toàn tại 14 tỉnh thành của Việt Nam

TĐO - Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) và World Vision sẽ hợp tác triển khai một số các nội dung, chương trình, hoạt ...

khi tre em tu lam phim Plan: Giúp 800 học sinh làm thủ lĩnh của sự thay đổi

Trong tháng 5/2019, đã diễn ra chuỗi chương trình tập huấn cho gần 800 em học sinh trong CLB "Thủ lĩnh thay đổi" tại hơn ...

khi tre em tu lam phim GNI: Cùng thầy Park Hang Seo gieo ước mơ cho trẻ em Việt

Chiều 9/5, tại sân vận động tỉnh Phú Thọ, Huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam Park Hang Seo tham dự chương trình giao lưu ...

Mai Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/childfund-giup-250-tre-em-dan-toc-thieu-so-tham-gia-lam-phim-78200.html

In bài viết