16:03 | 04/03/2016
Nguồn tin từ hải quân Mỹ cho hay hai tuần dương hạm là Antietam và Mobile Bay, và hai khu trục hạm là Chung-Hoon và Stockdale.
Tàu chỉ huy Blue Ridge, nơi đặt đại bản doanh của Hạm đội 7, cũng đang hiện diện trong khu vực và trên đường tới Philippines.
Hải quân Mỹ đang triển khai Hàng không mẫu hạm nguyên tử USS John C Stennis tới Biển Đông
Hàng không mẫu hạm nguyên tử USS John C. Stennis (CVN-74)
Hàng không mẫu hạm nguyên tử USS John C. Stennis (CVN-74)
Hàng không mẫu hạm John C. Stennis với hơn 7.000 thủy thủ rời Washington hôm 15/1 và tới Biển Đông hôm 1/3. Trong khi đó các khu trục hạm và một tuần dương hạm đã tới Tây Thái Bình Dương từ 4/2.
Tuần dương hạm Antietam thì đã đóng căn cứ sẵn tại Nhật Bản.
Tàu tuần dương USS Mobile Bay
Báo Washington Post dẫn lời Phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Clay Doss nói tuần dương hạm John C. Stennis đang thực hiện chuyến tuần tra thường kỳ ở Biển Đông.
Ông này cũng khẳng định hải quân Mỹ sẽ thường xuyên xuất hiện ở Biển Đông. Riêng năm ngoái, các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương đã có 700 ngày hoạt ̣động trong khu vực này.
Tuần trước, hai tàu chiến khác là USS McCambell và USS Ashland cũng đã tuần tra Biển Đông.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Stockdale
Hiện chưa rõ liệu tàu chiến Hoa Kỳ có thực hiện hoạt động được gọi là Bảo đảm tự do lưu thông hành hải (Fonop) hay không.
Hai đợt Fonop hồi năm ngoái của Mỹ đã khiến Trung Quốc vô cùng tức giận vì các tàu Mỹ đã áp sát khu vực 12 hải lý quanh các đảo mà Trung Quốc đang xây cất. Bắc Kinh gọi đây là hành động "khiêu khích".
* Trong một diễn biến khác, Reuters dẫn nguồn tin quân đội Mỹ hôm 2-3 (giờ Mỹ) cho hay Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ tổ chức một cuộc tập trận hải quân trong năm nay ở phía bắc biển Philippines, gần khu vực Biển Đông.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon (DDG 93)
Động thái này được đưa ra chỉ một ngày sau khi bộ trưởng quốc phòng Mỹ cảnh báo Trung Quốc về hành vi quân sự hóa Biển Đông.
Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết cuộc tập trận lần này sẽ được tổ chức ở khu vực phía bắc biển Philippines và Nhật Bản cũng sẽ tham gia.
Ông Harris phát biểu rằng quyền tự do đi lại trên biển là quyền cơ bản của tất cả các quốc gia.
“Trong khi một số nước tìm cách bắt nạt các nước nhỏ hơn thông qua hành vi gây hấn, tôi xin chỉ ra đây sự ngưỡng mộ của mình đối với câu chuyện Ấn Độ giải quyết tranh chấp hòa bình với các nước láng giềng ở Ấn Độ Dương” - ông nói tại New Delhi hôm 2-3.
Tuần dương hạm US Antietam (CG-54) trang bị tên lữa dẫn đường đang có mặt tại căn cứ ở Nhật Bản
* Trong một diễn biến có liên quan, tại cuộc họp báo chiều 3/3 ở Hà Nội, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lê Hải Bình nói: "Việt Nam sẽ kiên quyết và kiên trì bảo vệ chủ quyền cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc".
Ông Lê Hải Bình cũng cho hay cơ quan chức năng của Việt Nam đang nghiên cứu kỹ nội dung của thông báo mời thầu mà Trung Quốc công bố mới đây đối với các lô dầu khí ở Biển Đông, biển Hoa Đông và biển Hoàng Hải.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lê Hải Bình
Ông Bình nói tại cuộc họp báo: "Lập trường nhất quán của Việt Nam là tại khu vực mà hai nước đang đàm phán, phân định đối với vùng biển thực sự chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ thì theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, không một bên nào được đơn phương hoạt động thăm dò khai thác dầu khí".
Tàu Trung Quốc rút khỏi bãi Hải Sâm, Trường Sa Hôm qua, chính quyền Manila đã xác nhận thông tin các tàu Trung Quốc đã rời khỏi bãi Hải Sâm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng vẫn đang “nghiên cứu cẩn thận” việc phản đối ngoại giao chính thức về vụ việc này, báo IBT cho hay. Trước đó, phía Trung Quốc cũng tuyên bố tàu của họ đã rút khỏi khu vực này sau khi xâm nhập trái phép nhưng lại tìm cách bao biện hành vi của mình là... giúp một tàu của Philippines mắc cạn ở đó. |
TĐ tổng hợp