Cuộc sống khốn cùng của lao động trẻ em Bangladesh

08:30 | 02/12/2015

Hàng nghìn trẻ em Bangladesh đang chôn vùi tuổi thơ tại những xưởng may – nơi các em phải làm việc quần quật suốt ngày để đổi lấy đồng lương rẻ mạt.

Theo thống kê, hiện có khoảng 7.000 xưởng may tại Bangladesh không đủ điều kiện an toàn lao động. Thực tế cho thấy, nhiều nhà xưởng được xây dựng mà không có lối thoát hiểm, bình chữa cháy cũng như biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ.

Không chỉ sản xuất quần áo cho thị trường trong nước, những xưởng may bất hợp pháp này cũng là nguồn cung cho một số thương hiệu nổi tiếng quốc tế thông qua các hợp đồng phụ. Do đó, thật khó để xác định sản phẩm đến từ đâu. Trong khi đó, chính quyền thường xuyên “làm ngơ” khi không thường xuyên kiểm tra, rà soát hoạt động của các nhà xưởng.

Chính vì thế, nguy cơ cháy nổ luôn lơ lửng trên đầu các công nhân – chủ yếu là trẻ em ở đây. Năm 2013, vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại nhà máy Rana Plaza cướp đi sinh mạng của 1.100 người.

Để có được cái nhìn thực tế nhất, nhiếp ảnh gia Claudio Montesano Casillas tự mình đến thăm một số xưởng may ở Bangladesh, và ông không khỏi bất ngờ bởi cuộc sống nơi đây.

Những lao động trẻ em không có thời gian đến trường, suốt ngày cắm đầu vào công việc. “Công nhân làm việc 6 ngày đến 6 ngày rưỡi mỗi tuần, từ bình minh cho đến tận lúc hoàng hôn và chỉ nhận được mức lương rẻ mạt nhất. Họ sinh sống ngay trong nhà xưởng, hoặc ở trọ quanh các khu nhà lụp xụp gần đó” – Casillas chia sẻ.

cuoc song khon cung cua lao dong tre em bangladesh

Đằng sau những sản phẩm bắt mắt này là bao mồ hôi, nước mắt của các em nhỏ

Nhiếp ảnh gia ngậm ngùi trước số phận của các lao động trẻ em: “Từ các làng quê, lũ trẻ tìm đến thành phố, muốn tìm việc làm và mơ ước có được cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết, tại Bangladesh, có khoảng 1 triệu trẻ em trong độ tuổi 10–14 đang phải làm việc như lao động trưởng thành. Tuy nhiên, con số thực tế còn lớn hơn, với độ tuổi trải rộng hơn nữa.

Mặc dù lao động cực khổ như vậy, với khối lượng công việc khổng lồ, cuộc sống của các em nhỏ này gần như chỉ xoay quanh làm việc và làm việc, mà thiếu vắng đi những lúc nghỉ ngơi, vui chơi… như bạn bè đồng trang lứa.

Mỗi tháng, một lao động trẻ em tại Bangladesh chỉ có thể nhận được tối đa 24 USD tiền lương. Nếu kém may mắn, thậm chí có em chỉ được trả chưa tới 10 USD cho một tháng làm việc vất vả. Nó chẳng thể nào so sánh với mức lương tối thiểu 63 USD mà chính phủ quy định.

Dưới đây là bộ ảnh lột trần hiện thực phũ phàng của những lao động trẻ em Bangladesh:

cuoc song khon cung cua lao dong tre em bangladesh

Các nam thiếu niên đang làm việc cật lực

cuoc song khon cung cua lao dong tre em bangladesh

Nhiều lao động trẻ em chọn cách ở lại luôn trong xưởng để tiết kiệm chi phí

cuoc song khon cung cua lao dong tre em bangladesh

Cũng có nhiều em gái trong các nhà xưởng

cuoc song khon cung cua lao dong tre em bangladesh

Góc làm việc tối tăm, bề bộn

cuoc song khon cung cua lao dong tre em bangladesh

Một em gái phụ trách công đoạn loại bỏ chỉ thừa, xung quanh là đống sản phẩm chất cao hơn cả người em

cuoc song khon cung cua lao dong tre em bangladesh

Bảng điện cũ kĩ, tồi tàn, dễ gây ra hỏa hoạn

cuoc song khon cung cua lao dong tre em bangladesh

Nụ cười hiếm hoi của bé trai lúc em đang gắn nhãn cho quần jeans

cuoc song khon cung cua lao dong tre em bangladesh

Đến từ quận Madaripur, cô bé Shanta (11 tuổi) đã đi làm được 1 năm nay

cuoc song khon cung cua lao dong tre em bangladesh

Một xưởng may bất hợp pháp ở trung tâm Dhaka

cuoc song khon cung cua lao dong tre em bangladesh

Điều kiện và trang thiết bị làm việc tại những xưởng may này quá kém

cuoc song khon cung cua lao dong tre em bangladesh

Dưới guồng quay điên cuồng của công việc, trẻ em nơi đây chỉ được nghỉ khoảng nửa ngày trong cả tuần, và đương nhiên không có cơ hội đến trường

cuoc song khon cung cua lao dong tre em bangladesh

Môi trường xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng

cuoc song khon cung cua lao dong tre em bangladesh

Mỗi ngày, trung bình một công nhân có thể may cả nghìn sản phẩm

Hồng Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cuoc-song-khon-cung-cua-lao-dong-tre-em-bangladesh-41835.html

In bài viết