Việt Nam đạt chỉ số phát triển con người cao, tính toán khai thác tiềm năng từ AI

10:52 | 13/05/2025

Theo Báo cáo Phát triển Con người 2025 của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Việt Nam đã đạt chỉ số phát triển con người (HDI) cao, xếp vào nhóm quốc gia phát triển con người tốt nhất. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi số nhanh chóng, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành yếu tố quan trọng cần được định hình để phục vụ sự phát triển bền vững và công bằng cho con người.
Việt Nam tích cực lan tỏa giá trị Công ước chống tra tấn
Ra mắt trang web giới thiệu đất nước, con người Brunei tới người dân Việt Nam

Chiều 12/5, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã công bố Báo cáo Phát triển Con người (HDR) 2025 với chủ đề “Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo và lựa chọn phát triển con người”. Báo cáo cho thấy, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2023 đạt 0,766 – xếp thứ 93 trong tổng số 193 quốc gia và vùng lãnh thổ – thuộc nhóm các quốc gia có mức phát triển con người cao. Đây là bước tiến dài so với mức 0,499 vào năm 1990, cho thấy nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Báo cáo cũng cảnh báo rằng, bất chấp những tiến bộ, tiến độ phát triển con người toàn cầu đang chững lại, đặc biệt sau giai đoạn khủng hoảng COVID-19. Trong bối cảnh đó, trí tuệ nhân tạo (AI) được coi là một động lực mới, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn nếu không được định hướng phù hợp để phục vụ con người, thay vì thay thế con người.

Việt Nam đạt chỉ số phát triển con người cao, tính toán khai thác tiềm năng từ AI
Bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: UNDP)

Phát biểu tại sự kiện, bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh tác động của AI đối với hạnh phúc của con người không phải là điều đã được định sẵn. UNDP kêu gọi các chính phủ và xã hội định hình AI sao cho công nghệ này phục vụ con người, thay vì ngược lại.

Với Việt Nam, bà Ramla Khalidi chỉ ra rằng thách thức về chuyển đổi số và AI là rất cấp bách, đặc biệt khi quá trình chuyển đổi số của Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ. Các chính sách và chiến lược về AI của Việt Nam, như Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 127/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, sẽ tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc áp dụng và phát triển AI.

UNDP đánh giá cao sáng kiến đào tạo 100.000 kỹ sư bán dẫn và AI của Thủ tướng Phạm Minh Chính, và khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu về AI nhằm đảm bảo công bằng, bền vững và tiến bộ.

Lãnh đạo UNDP tại Việt Nam khẳng định tổ chức này sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện những mục tiêu trong chiến lược quốc gia về AI, đảm bảo AI trở thành một lực lượng vì công bằng, bền vững và tiến bộ của con người ở Việt Nam và trên thế giới.

Từ góc nhìn của chuyên gia kinh tế cao cấp UNDP Jonathan London, Việt Nam có thể tận dụng AI để nâng cao năng suất trong các ngành then chốt như nông nghiệp, công nghiệp chip, đồng thời cải thiện khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng nếu không có chiến lược rõ ràng, AI có thể làm gia tăng khoảng cách cơ hội giữa các nhóm xã hội và vùng miền.

UNDP khuyến khích Việt Nam nên chọn các "lĩnh vực ngách" như kiểm thử chip và phát triển các giải pháp AI cho doanh nghiệp nhỏ, thay vì cạnh tranh trực tiếp với các siêu cường công nghệ.

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Giải thưởng thường niên truyền thông về quyền con người Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Giải thưởng thường niên truyền thông về quyền con người
Việt Nam cam kết thúc đẩy và bảo vệ quyền con người Việt Nam cam kết thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khang Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/viet-nam-dat-chi-so-phat-trien-con-nguoi-cao-tinh-toan-khai-thac-tiem-nang-tu-ai-213437.html

In bài viết