TS Nguyễn Diên Tuấn – Người đưa hồn Việt vào "cổ cầm" nghìn năm Trung Quốc

16:53 | 10/04/2025

Giữa thành phố Vũ Hán hiện đại và sôi động, một âm thanh trầm lắng vang lên mỗi chiều từ xưởng đàn nhỏ mang tên "Nam Thiên Phường". Đó là tiếng cổ cầm – nhạc cụ truyền thống Trung Quốc được chế tác và truyền dạy bởi một người Việt: Nguyễn Diên Tuấn. Hơn 20 năm qua, ông đã lặng lẽ nối nhịp văn hóa Việt – Trung bằng chính tiếng đàn ngàn năm tuổi.
Ba thành phố - Ba sắc màu văn hóa trong chương trình “Vẻ đẹp đa dạng: Bài ca hoàn mỹ”
Ca sĩ Việt Nam Suni Hạ Linh tham gia chương trình “Vẻ đẹp đa dạng” của Đài CMG

Sinh ra và lớn lên ở huyện Gio Linh, Quảng Trị, từ nhỏ Nguyễn Diên Tuấn đã làm quen với Hán tự qua ông nội. Năm 2005, Nguyễn Diên Tuấn sang Trung Quốc du học, theo học thạc sĩ rồi tiến sĩ tại Đại học Sư phạm Hoa Trung (thành phố Vũ Hán). Khi theo chuyên ngành Văn học cổ Trung Quốc bậc tiến sĩ, Nguyễn Diên Tuấn tình cờ biết đến cổ cầm và từ đó, mối duyên với cây đàn thâm trầm bắt đầu.

Vì niềm đam mê dành cho cổ cầm, TS Nguyễn Diên Tuấn đã sáng lập thương hiệu “Nam Thiên Phường” vào cuối năm 2010. Khi tốt nghiệp Tiến sĩ năm 2012, anh đã có cho riêng mình một phòng làm việc mang tên thương hiệu ấy. Năm 2017, TS Nguyễn Diên Tuấn tiếp tục thành lập Công ty TNHH Truyền bá Văn hóa Nam Thiên Phường tại thành phố Vũ Hán, đặt nền móng cho hành trình gắn bó dài lâu với cây đàn cổ.

TS Nguyễn Diên Tuấn – Người đưa hồn Việt vào
TS Nguyễn Diên Tuấn – Người đưa hồn Việt vào "cổ cầm" nghìn năm Trung Hoa. (Ảnh: CMG)

Chia sẻ về ý nghĩa cái tên “Nam Thiên Phường”, TS Nguyễn Diên Tuấn cho biết: ngoài những yếu tố thể hiện tinh thần tao nhã và gợi nhắc đến trường phái đàn cổ, điều quan trọng nhất là khẳng định bản sắc Việt.

“Cây đàn này do người Việt làm ra, nên phải có yếu tố Việt Nam”, anh chia sẻ.

Tại “Nam Thiên Phường” trưng bày chính các cây đàn cổ cầm do TS Nguyễn Diên Tuấn chế tạo ra. Trong đó có những cây đàn được làm từ gỗ mít chuyển từ Việt Nam sang.

TS Nguyễn Diên Tuấn chia sẻ, trong lịch sử chế tác cổ cầm của Trung Quốc, chưa từng ghi nhận việc sử dụng gỗ mít – một loại gỗ quen thuộc ở Việt Nam. Thế nhưng, khi anh thử nghiệm làm đàn bằng gỗ mít, kết quả khiến chính anh cũng bất ngờ: âm thanh vang lên rất tốt, trầm ấm và đầy nội lực.

Không chỉ trình diễn, chế tác và giảng dạy, anh còn thường xuyên được mời tham gia các buổi trò chuyện, giảng dạy về văn hóa truyền thống Trung Quốc – đặc biệt thú vị ở chỗ, người nghe lại chính là người Trung Quốc. Chính vì thế, TS Nguyễn Diên Tuấn được người dân Trung Quốc gọi là "con mọt" cổ cầm.

Ông Triệu Khiên (Trung Quốc): Nhiều người Trung Quốc làm việc ở Việt Nam đã xem đây là quê hương thứ hai rồi! Ông Triệu Khiên (Trung Quốc): Nhiều người Trung Quốc làm việc ở Việt Nam đã xem đây là quê hương thứ hai rồi!
Du học sinh Trung Quốc: Du học sinh Trung Quốc: "Học thêm ngôn ngữ, kết thêm bạn Việt Nam"

Đài CMG

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ts-nguyen-dien-tuan-nguoi-dua-hon-viet-vao-co-cam-nghin-nam-trung-quoc-212368.html

In bài viết