Du lịch Nhật Bản: Đổi tiền Yên Nhật ở đâu?

11:36 | 08/04/2025

Là thị trường du lịch tiềm năng, lượng khách du lịch đến Nhật Bản từ Việt Nam ngày càng tăng. Nếu bạn đang có kế hoạch tham quan xứ sở mặt trời mọc thì hãy tìm hiểu về kinh nghiệm đổi tiền đi du lịch Nhật Bản sau đây.
Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản
Du khách Việt Nam bắt buộc khai báo online trước khi tới Thái Lan

1. Tiền tệ Nhật Bản

Đơn vị tiền tệ chính thức của Nhật Bản là đồng Yên Nhật, thường được ký hiệu là ¥. Từ “Yên” có nguồn gốc từ tiếng Nhật, có nghĩa là hình tròn. Mã tiền tệ quốc tế của đồng Yên Nhật là JPY.

tiền tệ
Các mệnh giá tiền tệ tại Nhật Bản.

Yên Nhật là loại tiền được giao dịch nhiều nhất ở châu Á và là một trong số các loại tiền được giao dịch nhiều nhất trên thị trường ngoại hối thế giới. Điều này xuất phát từ lãi suất tương đối thấp của đồng Yên Nhật Bản so với các loại tiền tệ khác như đô la Úc và đô la Mỹ.

Đồng Yên hiện tại có 10 mệnh giá, chia làm 2 loại là tiền giấy và tiền xu. Tỷ giá của đồng Yên sẽ thay đổi tùy vào từng thời điểm. Các loại tiền kim loại gồm đồng 1 Yên, 5 Yên, 10 Yên, 50 Yên, 100 Yên và đồng 500 Yên. Các loại tiền giấy gồm tờ 1000 Yên, 2000 Yên, 5000 Yên và tờ 10.000 yên.

Ở Nhật Bản hầu hết các cửa hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm đều không dùng đồng đô la Mỹ. Khi mua sắm tại các gian hàng nhỏ hay cửa hàng riêng có người đứng bán, khách du lịch nên trả giá nhưng nhớ lựa chọn thật kỹ món hàng mình ưng ý nhất vì khó đổi trả lại được.

Mặc dù ở Nhật có chấp nhận thanh toán bằng thẻ, tuy nhiên du khách cũng nên đổi sẵn một ít tiền mặt để chi tiêu trong một số trường hợp cần thiết như khi mua hàng hoặc đi lại bằng các phương tiện công cộng.

2. Phương thức thanh toán ở Nhật Bản

Nhật Bản từng nổi tiếng với xã hội trao đổi, buôn bán bằng tiền mặt, tuy nhiên xu hướng này đang dần dần được thay đổi. Giờ đây, các phương thức thanh toán khác đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi hơn, bao gồm:

- Tiền mặt: Đây vẫn là phương thức thanh toán ưa thích, đặc biệt với các giao dịch liên quan đến một số tiền nhỏ. Các khoản tiền mặt lớn vẫn dễ dàng được sử dụng và được chấp nhận tại Nhật Bản. Sẽ chẳng có gì là lạ khi sử dụng một tờ 10.000 ¥ để trả cho các mặt hàng chi phí thấp. Tiền mệnh giá nhỏ được sử dụng nhiều cho các khoản thanh toán được thực hiện như taxi, cửa hàng tiện ích, các điểm tham quan. Thẻ tín dụng ít khi được chấp nhận ở các thành phố nhỏ, vì vậy mà du khách được khuyến khích dùng tiền mặt khi đến thăm các khu vực nông thôn.

Tiền mặt là cách tốt nhất để trả cho phí vào cửa tại các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng nhỏ hay các cửa hàng nhỏ. Ngoài ra, du khách cũng nên chuẩn bị tiền xu, tiền lẻ trước khi sử dụng xe buýt và xe điện. Nếu bạn tính sử dụng xe buýt công cộng thường xuyên thì nên hãy nhớ đổi tiền lẻ hoặc tiền xu trước khi bạn bước lên xe, vì rất có thể lái xe cũng không mang nhiều tiền hơn, và thường là không chấp nhận tiền mặt mệnh giá trên 1000 yên. Một điều cần lưu ý nữa là: máy bán hàng tự động rất phổ biến ở Nhật bản, nhưng rất nhiều máy thường chấp nhận tiền mệnh giá 10, 50, 100 và 500 yên và 1.000 yên (chỉ có các máy mới hơn có thể chấp nhận 5.000 hay 10.000 yên).

- Thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ: Việc sử dụng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Hiện nay, hầu hết các khách sạn, cửa hàng bách hóa, nhà hàng cao cấp, trung tâm thương mại và các cửa hàng bán lẻ lớn đều chấp nhận việc thanh toán bằng thẻ tín dụng. Ngoài ra, nhiều nhà ga, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhà hàng và cửa hàng chuỗi cũng chấp nhận chúng. Tuy nhiên, như đã đề cấp, rất nhiều tiệm bán đồ, nhà hàng, quán ăn, quầy ở chợ đặc biệt là ở vùng nông thôn không chấp nhận thẻ tín dụng.

- Thẻ tích hợp IC: Thẻ IC, ví dụ như Suica và Icoca , là một thẻ tích hợp để nạp tiền vào dùng thanh toán ở các máy đọc từ chấp nhận. Chủ yếu là một công cụ dùng để thanh toán vé xe buýt hay xe điện.

3. Đi Nhật nên đổi bao nhiêu tiền?

tiền tệ

Sẽ không có một mức tiền nhất định nào bởi điều này tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng của bạn. Tuy nhiên, việc ước lượng chi phí cần thiết là rất quan trọng. Điều này giúp bạn tránh tình trạng đổi quá nhiều hoặc quá ít tiền. Dưới đây là một số gợi ý để bạn ước tính số tiền cần đổi:

- Chi phí ăn uống: Trung bình, bạn sẽ chi khoảng 3.000 - 5.000 Yên/người/bữa cho một bữa ăn tại nhà hàng bình dân. Nếu bạn ăn uống tại các quán ăn địa phương hoặc tự nấu ăn, chi phí sẽ thấp hơn. Nếu ăn tại cửa hàng tiện lợi như Family Mart, 7-11, Lawson thì sẽ có giá khoảng 100 - 300 yên (20.000 - 55.000 VNĐ).

- Chi phí đi lại: Giá vé tàu điện ngầm và xe buýt ở Nhật Bản khá rẻ, chỉ từ 400 - 1000 yên. Nếu bạn đi taxi, chi phí sẽ cao hơn, khoảng 1.000 - 2.000 Yên/lượt.

- Chi phí tham quan: Vé vào cửa các điểm tham quan du lịch thường có giá từ 500 - 1.500 Yên. Một số điểm tham quan miễn phí hoặc có giá vé ưu đãi.

- Chi phí mua sắm: Nhật Bản là thiên đường mua sắm với nhiều mặt hàng đa dạng. Chi phí mua sắm sẽ phụ thuộc vào sở thích và nhu cầu của bạn.

Nhìn chung, bạn nên đổi khoảng 10.000 - 20.000 Yên/người/ngày cho một chuyến du lịch Nhật Bản tiết kiệm. Số tiền này có thể đủ để bạn chi trả cho các khoản chi phí cơ bản như ăn uống, đi lại và tham quan.

4. Đổi tiền Nhật ở đâu?

Đổi tiền từ Việt Nam

- Ngân hàng: Tại các ngân hàng lớn. Đúng thủ tục thì bạn ra ngân hàng, với các giấy tờ đầy đủ chứng minh chuyến đi Nhật bản của bạn, bao gồm vé máy bay, booking khách sạn hay hợp đồng với công ty du lịch...

- Tiệm vàng: Một số tiệm vàng uy tín cũng có dịch vụ đổi tiền Yên Nhật. Đổi tiền tại đây sẽ đơn giản hơn.

- Sân bay: Bạn có thể đổi tiền Yên Nhật tại quầy đổi tiền ở sân bay trước khi khởi hành.

Đổi tiền Yên ở Nhật Bản

Lời khuyên là “bạn nên đổi tiền Nhật ở Việt Nam“, tuy nhiên nếu bạn lỡ không kịp đổi tiền Nhật ở Việt Nam, hoặc phát sinh chi phí thêm thì cũng có thể đổi tiền Yên ở Nhật, theo các kênh sau:

- Các máy đổi tiền tự động ở sân bay: Đất nước của máy tự động này, tất nhiên phải có máy đổi tiền tự động. Khi đến sân bay, bạn có thể đổi trực tiếp rất dễ dàng; cũng như lỡ tiêu tiền Yên không hết, khi quay về bạn cũng có thể đổi qua ngoại tệ phổ biến khác như USD/EUR.

tiền tệ
Đổi tiền tại các quầy thu đổi ngoại tệ.

- Đổi tiền tại các quầy đổi và ngân hàng: Cũng tương tự như đổi tiền ở máy tự động thôi, chỉ có điều là bạn được hỗ trợ hơn, nhưng thủ tục cũng mất nhiều thời gian hơn, bạn phải mang theo hộ chiếu. Thời gian làm việc từ 9h sáng đến 15h chiều ( thứ 7 chủ nhật nghỉ). Nói chung là những ai ngại “giao tiếp với máy tự động” thì chọn phương án này cho chắc ăn. Bạn có thể tìm thấy quầy đổi tiền ở khách sạn và các trung tâm thương mại lớn hay ở bưu điện.

- Đổi tiền cho hướng dẫn viên, tour guide: Chỉ là giải pháp tình thế thôi, vì thực ra hướng dẫn viên không phải lúc nào cũng chủ động khoản tiền đủ để đổi cho quý khách.

Khách du lịch Việt Nam đến Nhật Bản tăng cao Khách du lịch Việt Nam đến Nhật Bản tăng cao
Theo đại diện Tổng cục Du lịch Nhật Bản tại Việt Nam (JNTO), lượng khách Việt đến Nhật Bản tăng cao nhất, tiếp tục khẳng định du khách Việt Nam là nguồn khách quan trọng của thị trường này.
Nghệ thuật làm đồ ăn mô hình độc đáo tại Nhật Bản Nghệ thuật làm đồ ăn mô hình độc đáo tại Nhật Bản
Từ những sợi mì lóng lánh trong nước dùng, những lát sashimi tươi trên những cọng hành hay những hạt gạo trắng ngần…tất cả đều có thể được những nghệ sĩ như cô Noriko Watanabe chế tác như món ăn thật.

PV

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/du-lich-nhat-ban-doi-tien-yen-nhat-o-dau-212231.html

In bài viết