Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được UNESCO ghi danh di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

10:03 | 20/03/2025

Tối 19/3, tại Khu Du lịch Quốc gia Núi Sam, thành phố Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại, đồng thời khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ điện đàm, thúc đẩy hợp tác song phương
Nữ doanh nhân An Giang (Việt Nam) và Kandal (Campuchia) chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh

Đây là Di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam, và là Di sản văn hóa phi vật thể thứ 2 của khu vực Nam Bộ (cùng với Nghệ thuật Đờn ca tài tử) được UNESCO ghi danh.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Hồng Quang - Bí thư Tỉnh ủy An Giang - nhấn mạnh: Việc UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại là vinh dự, niềm vui không chỉ của cộng đồng các dân tộc An Giang, mà còn là niềm tự hào chung của nhân dân cả nước. Điều này khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh đặc sắc của tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ - một nét văn hóa độc đáo của vùng Nam Bộ.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được UNESCO ghi danh di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Nghi thức trao bằng của Tổ chức UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại cho tỉnh An Giang.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ có lịch sử hơn hai thế kỷ, diễn ra hàng năm từ ngày 23 - 27 tháng tư âm lịch hàng năm, thể hiện bản sắc, sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Chăm, Hoa và Khmer tại An Giang. Thời gian qua, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam không ngừng được nâng chất cả về phần lễ và phần hội. Các nghi thức truyền thống được trao truyền, đảm bảo trang nghiêm, thu hút sự tham gia ngày càng đông đảo cộng đồng cư dân trong và ngoài nước.

Theo ông Lê Hồng Quang, dù trải qua thời gian, lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị truyền thống, trở thành điểm nhấn quan trọng trong đời sống văn hóa - du lịch của khu vực. Từ năm 2001, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chọn lễ hội này là một trong những sự kiện tiêu biểu để phát triển du lịch quốc gia. Đến năm 2014, lễ hội được ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp quốc gia. Ngày 4/12/2024, UNESCO chính thức công nhận Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trở thành di sản phi vật thể thứ 16 của Việt Nam và là lễ hội truyền thống đầu tiên của Đồng bằng sông Cửu Long đạt được danh hiệu này.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được UNESCO ghi danh di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Nhiều tiết mục nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc được biểu diễn tại buổi lễ.

Bí thư Tỉnh ủy An Giang cam kết thực hiện các chính sách bảo vệ di sản theo cam kết với UNESCO, gìn giữ tính nguyên bản của nghi lễ, hạn chế thương mại hóa, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về giá trị của lễ hội.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính khẳng việc UNESCO công nhận Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là sự ghi nhận nỗ lực bền bỉ của các thế hệ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, tín ngưỡng. Lễ hội không chỉ là điểm tựa tinh thần cho hàng triệu người dân mà còn thể hiện tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được UNESCO ghi danh di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Buổi lễ đã thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh đến tham dự.

Khẳng định Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam không chỉ làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam mà còn nâng cao vị thế của đất nước trên bản đồ văn hóa thế giới, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp chính quyền và nhân dân An Giang tập trung bảo vệ không gian văn hóa của di sản, giữ gìn cảnh quan linh thiêng của Núi Sam; gìn giữ nghi lễ truyền thống, đảm bảo tính nguyên bản và trang nghiêm của lễ hội; nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua giáo dục và tuyên truyền về giá trị của di sản; phát triển du lịch văn hóa bền vững, xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh quảng bá lễ hội, lan tỏa giá trị văn hóa trên các nền tảng số và quốc tế…

An Giang: Nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia An Giang: Nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công nhận nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer tại huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sắp diễn ra Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 tại An Giang Sắp diễn ra Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 tại An Giang
Ngày 10/12, UBND tỉnh An Giang và UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) phối hợp tổ chức họp báo giới thiệu về những nội dung quan trọng và các chuỗi hoạt động tại Diễn đàn Mekong Connect năm 2024.
Phụ nữ tỉnh An Giang hướng về biển đảo quê hương bằng những việc làm cụ thể, thiết thực Phụ nữ tỉnh An Giang hướng về biển đảo quê hương bằng những việc làm cụ thể, thiết thực
Sáng 22/12, tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đoàn công tác Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh An Giang do bà Nguyễn Thị Quyến, Phó Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn đã đến thăm, giao lưu với cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Hà Vy

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/le-hoi-via-ba-chua-xu-nui-sam-duoc-unesco-ghi-danh-di-san-van-hoa-phi-vat-the-dai-dien-cua-nhan-loai-211509.html

In bài viết