Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu từ Mỹ không ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực

14:00 | 16/03/2025

Nhằm đáp trả việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh tăng thuế nhập khẩu với một số mặt hàng nông sản từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/3. Việc này có ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực hay không? Chuyên gia kinh tế Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và Dầu Quốc gia Trung Quốc Vương Liêu Vệ đã đưa ra phân tích về vấn đề này...
"Doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc cần hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao bằng việc làm cụ thể"
Hà Nội thúc đẩy hợp tác đô thị với doanh nghiệp tỉnh Giang Tô, Trung Quốc

Ông Vương Liêu Vệ khẳng định: “Nguồn cung lương thực của Trung Quốc được đảm bảo”. Theo ông, doanh nghiệp trong nước đã lường trước động thái này và có sự chuẩn bị đầy đủ. Sản lượng ngũ cốc liên tục tăng, lần đầu tiên vượt 700 triệu tấn vào năm 2024, trong khi kho dự trữ vẫn ở mức cao. Do đó, ngay sau khi chính sách thuế được công bố, giá lương thực trong nước vẫn ổn định.

Ông cũng nhận định, tác động của thuế đối với nguồn cung nội địa là không đáng kể. Ngược lại, chi phí nhập khẩu tăng giúp hạn chế tác động của nguồn cung giá rẻ từ bên ngoài, thúc đẩy tiêu thụ lương thực nội địa và hỗ trợ giá ngô, đậu tương trong nước hồi phục.

Tác động của thuế đối với nguồn cung đậu tương

Theo ông Vương Liêu Vệ, việc áp thuế đối với đậu tương Mỹ không ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung của Trung Quốc.

Năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu 105 triệu tấn đậu tương, trong đó 22,14 triệu tấn từ Mỹ, chiếm 21,1%, giảm 13,3 điểm phần trăm so với năm 2018. Trong khi đó, nhập khẩu từ Brazil đạt 74,65 triệu tấn, chiếm 71,1%, cho thấy nguồn cung chính của Trung Quốc là từ Brazil.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Dự báo năm 2025, sản lượng đậu tương toàn cầu vượt 400 triệu tấn, riêng Brazil sản xuất 169 triệu tấn, xuất khẩu 106 triệu tấn. Đậu tương vụ mới từ Brazil đã bắt đầu thu hoạch, với giai đoạn xuất khẩu tập trung từ tháng 3 đến tháng 10, đủ đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc.

Từ năm 2018, Trung Quốc tích cực giảm phụ thuộc vào khô dầu đậu tương, khiến tốc độ tiêu thụ mặt hàng này chững lại. Trong những năm gần đây, nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc duy trì ở mức khoảng 100 triệu tấn. Nếu chỉ tính nguồn cung từ Brazil, Trung Quốc vẫn có thể đáp ứng nhu cầu nội địa. Ngoài ra, nguồn cung từ các nước Nam Mỹ khác như Argentina và Uruguay cũng góp phần củng cố sự ổn định của thị trường.

Bên cạnh đó, sản lượng đậu tương trong nước duy trì trên 20 triệu tấn/năm suốt ba năm qua, cùng với năng lực dự trữ ngày càng lớn. Điều này giúp Trung Quốc đối phó tốt với tình huống không nhập khẩu đậu tương từ Mỹ.

Về giá cả, ngày 5/3, chi phí nhập khẩu đậu tương Mỹ (lô hàng tháng 4) sau thuế đạt 4.076 nhân dân tệ/tấn, cao hơn 531 nhân dân tệ/tấn so với đậu tương Brazil (3.545 nhân dân tệ/tấn). Điều này khiến đậu tương Mỹ mất lợi thế cạnh tranh, và các doanh nghiệp Trung Quốc đã chuyển sang mua hàng từ Brazil.

Ảnh hưởng đến các loại ngũ cốc khác

Về các loại ngũ cốc khác, ông Vương Liêu Vệ cho biết, năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu 13,64 triệu tấn ngô, trong đó nhập khẩu từ Mỹ 2,07 triệu tấn, chiếm 15,2%. Nhập khẩu cao lương đạt 8,66 triệu tấn, trong đó từ Mỹ là 5,68 triệu tấn, chiếm 65,7%. Nhập khẩu lúa mì đạt 11,18 triệu tấn, chủ yếu để điều chỉnh cơ cấu giống, trong khi nguồn lúa mì phục vụ tiêu dùng chính có thể hoàn toàn tự cung tự cấp. Lượng nhập khẩu lúa mì từ Mỹ là 1,9 triệu tấn, chiếm 17% tổng nhập khẩu.

Theo ông Vương Liêu Vệ, việc giảm nhập khẩu ngũ cốc từ Mỹ trong năm 2025 sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến Trung Quốc. Từ năm 2023, Brazil đã thay thế Mỹ trở thành nguồn cung cấp ngô lớn nhất cho Trung Quốc. Do đó, việc giảm nhập khẩu ngô và cao lương từ Mỹ hoàn toàn có thể được bù đắp bằng nguồn cung từ Brazil và các nước khác.

Về nhu cầu nội địa, sản lượng ngô và lúa mì năm 2024 tiếp tục được mùa, nguồn cung dồi dào. Điều này khiến nhu cầu nhập khẩu ngô, cao lương và lúa mì giảm mạnh. Dự báo, năm 2025, nhu cầu nhập khẩu ngô và cao lương có thể giảm khoảng 50%.

Nhìn về xu hướng tương lai, việc giảm nhập khẩu các mặt hàng này sẽ giúp thúc đẩy tiêu thụ nông sản nội địa, củng cố niềm tin thị trường. Điều này cũng tạo điều kiện cho giá cả phục hồi, đồng thời khuyến khích nông dân mở rộng sản xuất.

Thương chiến Mỹ - Trung: Washington cần phản ứng thế nào trước Thương chiến Mỹ - Trung: Washington cần phản ứng thế nào trước "toan tính" của Bắc Kinh?
Kể từ khi nhậm chức, chính quyền Trump hai lần tăng thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc thêm 10%, viện dẫn vai trò của Trung Quốc trong cung cấp tiền chất fentanyl. Bắc Kinh đáp trả bằng kiểm soát xuất khẩu khoáng sản, áp thuế nông sản Mỹ, đưa công ty Mỹ vào danh sách không đáng tin cậy, điều tra doanh nghiệp Mỹ và kiện lên WTO... Các biện pháp của Trung Quốc vừa cứng rắn vừa để ngỏ khả năng đàm phán.
Hiểu về thuế quan của ông Trump qua năm biểu đồ Hiểu về thuế quan của ông Trump qua năm biểu đồ
Dữ liệu cho thấy việc áp thuế nhập khẩu có thể ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều ngành công nghiệp của Mỹ, từ dược phẩm đến máy móc...

Quảng An (Theo CNS)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/trung-quoc-tang-thue-nhap-khau-tu-my-khong-anh-huong-den-nguon-cung-luong-thuc-211289.html

In bài viết