20:00 | 27/02/2025
![]() |
Quảng trường Đỏ, thủ đô Moscow, Liên bang Nga. (Ảnh minh họa) |
Động thái này đánh dấu sự tiếp nối các biện pháp trừng phạt ban đầu được áp đặt vào năm 2014, sau sự kiện bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga. Theo sắc lệnh mới, các lệnh trừng phạt sẽ kéo dài cho đến ngày 6/3/2026.
Trong sắc lệnh có đoạn viết: "Các hành động của Nga ở Ukraine tiếp tục tạo ra thách thức đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ."
Quyết định gia hạn trừng phạt này được xem là bất ngờ, bởi trước đó không lâu, Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố rằng Mỹ có thể dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga "vào thời điểm nào đó", trong bối cảnh các cuộc đàm phán hòa bình giữa hai bên đang được tiến hành.
Sắc lệnh gia hạn trừng phạt của ông Trump cũng tham chiếu đến một tài liệu năm 2022 do Tổng thống tiền nhiệm Joe Biden ký. Tài liệu này nhằm các lệnh trừng phạt nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập hai khu vực Donetsk và Luhansk. Sự kiện này được đánh giá là "đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine", từ đó hình thành mối đe dọa "bất thường và đặc biệt" đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ.
Năm 2014, Crimea tổ chức trưng cầu dân ý và sáp nhập vào Nga. Đến năm 2022, 4 khu vực khác gồm Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia cũng sáp nhập vào Nga sau một loạt cuộc trưng cầu dân ý. Phía Ukraine bác bỏ tính hợp pháp của các cuộc trưng cầu này và tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với những khu vực trên.
Trước đó, ngày 26/2, Tổng thống Donald Trump cho biết ông muốn ông muốn Ukraine giành lại càng nhiều lãnh thổ càng tốt trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào với Nga. Tuy nhiên, ông Trump cũng nói thêm rằng việc Ukraine khôi phục toàn bộ lãnh thổ như trước năm 2014 là điều không thể. Ông nhấn mạnh rằng Moscow sẽ phải nhượng bộ, nhưng bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải đem tới kết quả tốt nhất cho cả hai bên.
Hiện tại, Washington và Moscow đang tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình. Trước đó, vào đầu tháng 2, Tổng thống Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm quan trọng, mở đầu cho các cuộc đàm phán cấp cao sau đó giữa các phái đoàn Nga - Mỹ tại Saudi Arabia (18/2).
Vào tháng 6/2024, Tổng thống Putin đã nêu rõ các điều kiện đàm phán hòa bình với Kiyv, bao gồm việc rút toàn bộ quân đội Ukraine khỏi lãnh thổ của Nga, trong đó có cả 4 vùng trước đây của Ukraine đã gia nhập Nga hồi năm 2022. Ông cũng yêu cầu Ukraine phải cam kết không bao giờ gia nhập NATO hoặc bất kỳ khối quân sự phương Tây nào khác. |
Bạch Dương (tổng hợp)