Thưởng thức múa mặt nạ cung đình của Thái Lan tại Hà Nội

08:53 | 02/12/2023

Trong buổi lễ kỷ niệm Quốc khánh Vương quốc Thái Lan, ngày sinh nhật của cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej và ngày của Cha tại Thái Lan (5/12/1927 – 5/12/2023) tại Hà Nội, những tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc do các nghệ sĩ đến từ Thái Lan và Việt Nam đã mang đến màn kết hợp văn hoá độc đáo và hấp dẫn.
Cùng thực khách Tây thưởng thức ẩm thực đường phố Hà Nội
Thủ tướng Singapore thưởng thức ẩm thực, đi dạo phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm

Vào tối 1/12, tại Hà Nội, Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm Quốc khánh Vương quốc Thái Lan, ngày sinh nhật của cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej và ngày của Cha tại Thái Lan (5/12/1927 – 5/12/2023).

Buổi lễ đã trưng bày và giới thiệu những nét văn hoá đến từ Thái Lan như ẩm thực đường phố và các điệu nhảy, múa truyền thống. Qua chương trình nghệ thuật đa dạng, các nghệ sĩ đồng thời khéo léo thể hiện sự giao thoa văn hoá Việt - Thái. Qua đó, làm nổi bật nên những nét tương đồng về văn hóa giữa hai quốc gia láng giềng.

Thưởng thức múa mặt nạ cung đình của Thái Lan tại Hà Nội
Chương trình văn nghệ bắt đầu với màn trình diễn đàn bầu của nghệ sĩ trẻ Lê Thùy Linh cùng đệm đàn guitar.

Nghệ sĩ đàn bầu Lê Thuỳ Linh - đại diễn của Việt Nam trong dàn hòa tấu âm nhạc truyền thống của ASEAN (C asean) đã có tiết mục mở đầu chương trình nghệ thuật. Nữ nghệ sĩ trẻ đã trình diễn hai sáng tác của cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej: "Mưa rơi" và "Bình minh ló rạng".

Thưởng thức múa mặt nạ cung đình của Thái Lan tại Hà Nội
Các nghệ sĩ trẻ trình diễn phân đoạn kịch nổi tiếng mang tên "Cuộc chiến hoàng tộc" (Sử thi Ramayana).

Khán giả còn được thưởng thức Khon (kịch múa mặt nạ truyền thống Thái Lan) qua phần thể hiện của đoàn nghệ sĩ múa trẻ chuyên nghiệp đến từ thủ đô Bangkok.

Trước kia, kịch Khon chỉ dành riêng cho trình diễn cung đình, được dàn dựng dựa trên những câu chuyện sử thi. Loại hình sâu khấu lâu đời này của Thái Lan đang nằm trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận. Điểm nhấn của kịch Khon là nhưng chiếc mặt nạ công phu, được làm thủ công với những đường nét, chi tiết tinh xảo, bắt mắt.

Múa mặt nạ cung đình của Thái Lan
Đoàn nghệ sĩ trẻ đến từ Bangkok (Thái Lan).

Các nghệ sĩ trẻ Thái Lan cũng mang đến những điệu nhảy, múa tôn vinh quê hương và vẻ đẹp cảnh sắc, văn hoá đa sắc của đất nước chùa Vàng. Tiết mục "Vũ điệu miền quê" là sự kết hợp của các nghệ sĩ múa, đại diện cho bốn vùng miền khác nhau của Thái Lan - Bắc, Đông Bắc, Trung và Nam.

Thưởng thức múa mặt nạ cung đình của Thái Lan tại Hà Nội
Các nghệ sĩ nhỏ tuổi (từ 13-16 tuổi) nhưng đầy chuyên nghiệp.
Múa mặt nạ cung đình của Thái Lan
Tiết mục "Vũ điệu miền quê".

Buổi lễ còn là cơ hội để thực khách Hà Nội tìm hiểu những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của nước bạn, bao gồm các món ăn đường phố, đặc sản chế biến từ hoa quả tươi như xôi xoài, gỏi đu đủ...

Thưởng thức múa mặt nạ cung đình của Thái Lan tại Hà Nội
Các gian hàng ẩm thực Thái Lan đa dạng, thu hút đông đảo các thực khách tại buổi lễ.
Việt Nam và Thái Lan chia sẻ nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa. Nhân dân hai nước có sự hiểu biết và giao lưu được hình thành từ tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp, lâu đời. Hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 6/8/1976. Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai quốc gia (2013 - 2023).
Ra mắt Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam- cầu nối giao thương giữa hai nước Ra mắt Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam- cầu nối giao thương giữa hai nước
Công trình, địa điểm của người Việt đã trở thành điểm đến trên bản đồ du lịch tỉnh Udon Thani (Thái Lan) Công trình, địa điểm của người Việt đã trở thành điểm đến trên bản đồ du lịch tỉnh Udon Thani (Thái Lan)

Huyền Nhung

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/thuong-thuc-mua-mat-na-cung-dinh-cua-thai-lan-tai-ha-noi-193878.html

In bài viết