Nhiều “quả ngọt” từ chương trình giáo dục môi trường cho giới trẻ vùng ĐBSCL

09:56 | 22/09/2023

Chương trình giáo dục môi trường vùng ĐBSCL do USAID tài trợ đã thu được nhiều “quả ngọt”, với nhiều sáng kiến khả thi, thực tiễn từ các tác giả trẻ như: dùng trùn quế xử lý rác thải hữu cơ, tái chế rác thải vô cơ thành sợi nhựa, quản lý và xử lý nước thải trong trường học...
Những mô hình sinh kế thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu Những mô hình sinh kế thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
Dự báo chính sách biến đổi khí hậu cần gắn với thực tiễn Dự báo chính sách biến đổi khí hậu cần gắn với thực tiễn

Thông tin được đưa ra tại Hội thảo tổng kết Chương trình giáo dục môi trường vùng ĐBSCL do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ (giai đoạn tháng 9/2022 - 9/2023), diễn ra tại Cần Thơ ngày 21/9.

Phát huy vai trò giới trẻ trong ứng phó và giảm thiểu biến đổi khí hậu
Hội thảo tổng kết Chương trình giáo dục môi trường vùng ĐBSCL do USAID tài trợ (giai đoạn tháng 9/2022 - 9/2023).

Theo PGS.TS Trần Trung Tính - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ là đầu mối tiếp nhận tài trợ trực tiếp từ USAID thông qua Chương trình giáo dục môi trường vùng ĐBSCL.

ĐBSCL đang chịu ảnh hưởng nặng nề dưới tác động tiêu cực của BĐKH và nước biển dâng, xâm nhập mặn, cũng như những thay đổi bất thường của điều kiện thời tiết tác hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản cũng như sinh kế của người dân ngày càng gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, ở Việt Nam, lực lượng thanh niên chiếm khoảng 23% tổng dân số. Đây là lực lượng có vai trò quan trọng, là tác nhân của sự thay đổi, có khả năng huy động gia đình và cộng đồng cùng tham gia, cũng như nâng cao trách nhiệm của các bên có liên quan trong các hoạt động hướng đến ứng phó và giảm BĐKH.

Chương trình mang sứ mệnh thay đổi nhận thức của cộng đồng, biến thành hành động cụ thể, hướng đến sự phát triển bền vững của vùng nói riêng và cả nước nói chung.

Với sự tài trợ từ USAID, Chương trình giáo dục môi trường vùng ĐBSCL đã được triển khai với nhiều hoạt động ý nghĩa, từ xây dựng chương trình tập huấn giáo dục kiến thức về môi trường, BĐKH và đa dạng sinh học đến nâng cao năng lực ứng phó cho lực lượng cán bộ giảng dạy, sinh viên và học sinh.

Khi tham gia Chương trình, thanh niên được tạo điều kiện tham gia xuyên suốt từ giai đoạn xác định vấn đề, đến xây dựng, phát triển và triển khai thực hiện các sáng kiến nhằm lan tỏa các thông điệp và giải quyết các vấn đề thực tiễn tại địa phương...

Phát huy vai trò giới trẻ trong ứng phó và giảm thiểu biến đổi khí hậu
Các đại biểu tham quan các mô hình tái chế rác thải vô cơ thành sợi nhựa tại sự kiện

Đại diện USAID, ông Đoàn Quốc Trung - chuyên gia Quản lý dự án giáo dục đại học, USAID Việt Nam thông tin, Chương trình giáo dục môi trường vùng ĐBSCL, giai đoạn 2022 - 2023 có tổng ngân sách khoảng 100.000USD; thông qua chương trình, USAID mong muốn thúc đẩy hợp tác với Trường Đại học Cần Thơ - trường đại học hàng đầu tại khu vực trong lĩnh vực giáo dục và hành động ứng phó BĐKH.

Phát huy vai trò giới trẻ trong ứng phó và giảm thiểu biến đổi khí hậu
Các bạn trẻ tham quan các sáng kiến bảo vệ môi trường, góp phần ứng phó với BĐKH.

Thông qua các hoạt động cụ thể của Chương trình, khoảng 300 thanh niên ở 13 tỉnh, thành phố tại khu vực ĐBSCL đã được tăng cường hiểu biết và thúc đẩy chung tay cùng khắc phục BĐKH. Dự án không chỉ tập trung vào các vấn đề chung của ĐBSCL mà còn nhấn mạnh tới các vấn đề riêng biệt ở từng vùng sinh thái khác nhau, nhằm nâng cao hiệu quả trong hành động ứng phó với các vấn đề BĐKH môi trường và đa dạng sinh học trong khu vực.

Nhiều “quả ngọt” từ chương trình giáo dục môi trường cho giới trẻ vùng ĐBSCL
Chương trình được thiết kế thành các hợp phần tương ứng với đặc điểm địa khí hậu khác nhau của 13 tỉnh, thành trong vùng: Tiểu vùng lũ, tiểu vùng ngập ngọt và tiểu vùng mặn... từ đó có những hành động cụ thể cho từng khu vực.
Phát huy vai trò giới trẻ trong ứng phó và giảm thiểu biến đổi khí hậu
Các bạn thanh niên trình bày các vấn đề về tác động của BĐKH tại vùng ngập ngọt.

PGS.TS Văn Phạm Đăng Trí - Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐKH (Trường Đại học Cần Thơ) cho biết: Chương trình đã thu được nhiều “quả ngọt”, với nhiều sáng kiến khả thi và bám sát nhu cầu thực tiễn từ các tác giả trẻ; tiêu biểu như các ý tưởng dùng trùn quế xử lý rác thải hữu cơ, tái chế rác thải vô cơ thành sợi nhựa, quản lý và xử lý nước thải trong trường học… Các thông điệp bảo vệ môi trường, các ý tưởng sáng kiến này sẽ được lồng ghép vào chương trình giảng dạy ở các nhà trường.

Phát huy vai trò giới trẻ trong ứng phó và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Sáng kiến ý tưởng dùng trùn quế xử lý rác thải hữu cơ.

Trên cơ sở thành công của giai đoạn 1, giai đoạn 2 của Chương trình giáo dục môi trường vùng ĐBSCL sẽ được khởi động từ cuối tháng 9/2023 đến tháng 3/2025. Giai đoạn 2 sẽ hứa hẹn thu được nhiều kết quả, ý tưởng tốt của các bạn trẻ về ứng phó và giảm thiểu BĐKH, từ đó tạo động lực lan tỏa ra cộng đồng.

Hồ trữ nước ngọt vùng Tứ giác Long Xuyên: Giải pháp ứng phó với hạn mặn ở ĐBSCL Hồ trữ nước ngọt vùng Tứ giác Long Xuyên: Giải pháp ứng phó với hạn mặn ở ĐBSCL
Dự án xây dựng hệ thống hồ trữ nước ngọt gắn với hạ tầng thủy lợi phục vụ liên kết sản xuất tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên được kỳ vọng cung cấp nước tưới tiêu cho An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ; góp phần giúp Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn.
Cần Thơ khởi động dự án Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore đầu tư hơn 3700 tỷ đồng Cần Thơ khởi động dự án Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore đầu tư hơn 3700 tỷ đồng
Ngày 9/9, xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ đã diễn ra lễ khởi động dự án Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP). Dự án VSIP Cần Thơ là dự án VSIP đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Bảo tồn văn hóa gắn với tạo sinh kế cho người nghèo và đồng bào Khmer Bảo tồn văn hóa gắn với tạo sinh kế cho người nghèo và đồng bào Khmer
Đây là chủ đề được thảo luận tại Hội thảo Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ngày 19/9 tại Cần Thơ.

Thành Thật

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhieu-qua-ngot-tu-chuong-trinh-giao-duc-moi-truong-cho-gioi-tre-vung-dbscl-191366.html

In bài viết