Nhật Bản đối phó động đất: Cao tốc có giảm xóc dưới móng

10:04 | 31/08/2023

Là quốc gia thường xuyên phải đối mặt với động đất, Nhật Bản đã ban hành những quy chuẩn xây dựng nghiêm ngặt nhất thế giới.
JICA đồng hành cùng Thừa Thiên Huế trong công tác bảo vệ môi trường, giảm nhẹ rủi ro thiên tai JICA đồng hành cùng Thừa Thiên Huế trong công tác bảo vệ môi trường, giảm nhẹ rủi ro thiên tai
Ngày 5/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi tiếp và làm việc với Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam - Ông Shimizu Akira. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh ghi nhận, đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của JICA đối tỉnh trong thời gian qua. Các chương trình, dự án của JICA trên địa bàn đã góp phần hỗ trợ tỉnh trong công tác bảo vệ môi trường, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai 13/10: Cảnh báo sớm và hành động sớm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai 13/10: Cảnh báo sớm và hành động sớm
Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai 13/10/2022 được Đại hội đồng Liên hợp quốc lấy chủ đề: Cảnh báo sớm và Hành động sớm cho mọi người.
Anh Akashi Hosoda bên trong một tòa nhà chọc trời ở Tokyo khi trận động đất 9,0 độ Richter xảy ra vào ngày 11/3/2011 - Ảnh: Yuichi YAMAZAKI/AFP
Anh Akashi Hosoda bên trong một tòa nhà chọc trời ở Tokyo khi trận động đất 9,0 độ Richter xảy ra vào ngày 11/3/2011 (Ảnh: Yuichi YAMAZAKI/AFP).

Anh Takashi Hosoda đang ngồi làm việc bên trong một tòa nhà chọc trời ở thủ đô Tokyo vào ngày 11/3/2011 thì một trận động đất mạnh 9,0 độ Richter xảy ra.

Vị kiến ​​trúc sư này "không tỏ ra quá lo lắng” vì phần lớn các tòa nhà hiện đại của Nhật Bản đều được thiết kế để bảo vệ người dân trước những cơn động đất xảy ra như cơm bữa.

Trước đó, năm 1923, Tokyo đã bị san bằng bởi cơn động đất 7,9 độ Richter có tên là Kanto khiến 105.000 người thiệt mạng.

Trận động đất năm 1923 được cho là một "đại thảm họa" xảy ra tại vùng Kanto của Nhật Bản. Động đất mạnh dẫn tới đổ vỡ nhà cửa, gây ra hỏa hoạn quy mô lớn.

Thời điểm xảy ra động đất đúng vào lúc người Nhật chuẩn bị ăn cơm trưa. Vào giai đoạn đó, phần lớn nhà cửa của người Nhật còn làm bằng gỗ nên dễ sập đổ, gây hỏa hoạn trên diện rộng.

Cũng lúc đó có thêm trận bão lớn tấn công vùng Kanto suốt 2 ngày khiến hỏa hoạn lan nhanh, thiêu rụi những khu làng tập trung đông dân cư bên trong thành phố Tokyo làm thiệt hại về sinh mạng rất lớn.

Nhật Bản đối phó động đất: Cao tốc có giảm xóc dưới móng
Thảm họa động đất Kanto năm 1923 (Ảnh: Kyodo/Reuters)

Tiến sĩ Yoshiaki Nakano - chuyên gia kỹ thuật động đất thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia về khoa học trái đất và khả năng phục hồi sau thảm họa (NIED) - cho biết, thảm họa nói trên đã thôi thúc người Nhật phải thiết kế các công trình có khả năng chống chịu động đất.

Chỉ 1 năm sau đó, Nhật Bản đã ban hành bộ quy chuẩn xây dựng đầu tiên áp dụng cho các công trình xây dựng dân dụng tập trung vào việc tăng cường khả năng chịu đựng trước các trận động đất.

Các tiêu chuẩn này đã không ngừng được mở rộng qua thời gian nhờ rút ​​ra được bài học thực tế từ những trận động đất lớn khác xảy ra ở quốc gia chiếm hơn 10% tổng số các trận động đất trên toàn thế giới.

Quy chuẩn xây dựng nhằm chống chịu với động đất của Nhật Bản được cho là nghiêm ngặt nhất thế giới - Ảnh: Richard A. Brooks/AFP).
Quy chuẩn xây dựng nhằm chống chịu với động đất của Nhật Bản được cho là nghiêm ngặt nhất thế giới (Ảnh: Richard A. Brooks/AFP).

TS Yoshiaki cho biết, hệ thống cấu trúc gia cố cơ bản ban đầu đã được điều chỉnh bằng các biện pháp an toàn địa chấn phức tạp hơn khi xây dựng các tòa tháp hiện đại tại Tokyo.

Những tấm đệm cao su mềm khổng lồ được lắp đặt dưới móng để cách ly chúng khỏi sự rung động của mặt đất mỗi khi xảy ra động đất. Chúng còn có tác dụng giảm xóc và phân bổ áp lực một cách đồng đều đến tất cả các tầng lầu của tòa nhà. Một số tòa cao ốc còn được trang bị những con lắc nặng hàng trăm tấn để công trình không chuyển động khi có động đất.

Công trình điển hình dùng công nghệ chống động đất này là tòa tháp Toranomon Hills Mori cao 256m được xây dựng vào năm 2014.

“Hệ thống chống rung động địa chấn này sẽ giãn ra và co lại liên tục trong trường hợp xảy ra động đất. Sau đó, nó bắt đầu ấm lên, đồng nghĩa với năng lượng của trận động đất được chuyển thành nhiệt và được giải phóng. Kết quả là, chấn động của toàn bộ tòa nhà có thể được kiểm soát một cách hiệu quả” - ông Kai Toyama, kỹ sư kết cấu phụ trách kỹ thuật của tập đoàn xây dựng Mori Building - nói với hãng tin AFP.

Ông Kai Toyama giới thiệu hệ thống chống rung động địa chấn tại các công trình xây dựng ở Tokyo - Ảnh: Yuichi Yamazaki/AFP
Ông Kai Toyama giới thiệu hệ thống chống rung động địa chấn tại các công trình xây dựng ở Tokyo (Ảnh: Yuichi Yamazaki/AFP).

Sau trận động đất ở Kobe năm 1995 khiến hơn 6.000 người thiệt mạng, chính quyền Nhật Bản cũng chú trọng hơn đến việc tăng cường các tiêu chuẩn chống động đất cho những ngôi nhà gỗ mới xây cũng như nâng cấp các tòa nhà cũ được xây dựng trước năm 1981.

Mặc dù vậy, một số chuyên gia cảnh báo rằng, Tokyo vẫn dễ bị tổn thương trước động đất và các thảm họa thiên nhiên khác như lũ lụt. Đặc biệt, các quận phía đông của thành phố được xây dựng trên nền đất không ổn định, dễ bị ngập lụt, và là nơi tập trung nhiều ngôi nhà gỗ cũ thiếu kiên cố.

Hình ảnh một số trận động đất xảy ra ở Nhật Bản trong năm 2022 (Video: Washington Post).

Nhật Bản kiểm tra nồng độ phóng xạ ngoài khơi Fukushima Nhật Bản kiểm tra nồng độ phóng xạ ngoài khơi Fukushima
Việt Nam học hỏi Nhật Bản xây dựng một xã hội già hóa khỏe mạnh Việt Nam học hỏi Nhật Bản xây dựng một xã hội già hóa khỏe mạnh

Nguyễn Thuận

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhat-ban-doi-pho-dong-dat-cao-toc-co-giam-xoc-duoi-mong-190602.html

In bài viết